Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200

Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây

truong-song Dong_1
Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây - ai đã từng đi cung đường này

1- Đường Trường Sơn Đông
Ngày 5/9/2005 đã xây dựng thêm tuyến đường nằm giữa QL 1A và Đường HCM gọi là Đường Trường Sơn Đông có điểm xuất phát tại TT Thạnh Mỹ - Quảng Nam và kết thúc tại cầu Suối Vàng (Đà Lạt). Đường TSĐ dài khoảng 700km chạy qua 18 huyện thuộc các tỉnh miền núi : Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Đăk Lăk và Lâm Đồng. Phần lớn tuyến đường được nâng cấp từ các đường có sẵn; có 1 đường lưỡng dụng - có thể đáp máy bay -; 2 hầm xuyên núi ở Hiệp Hòa (Quảng Nam) và Yang Mao (Đăk Lăk).
yang_nam
Con đường này đã thông xe từ Quảng Nam đến Đăk Lăk; hiện còn 2 điểm khó nhất tại tỉnh Đăk Lăk đang thi công là đường qua VQG Chư Yang Sin và đường hầm xuyên núi tại xã Yang Mao, huyện Krông Bông, Đăk Lăk,
lam_dong
Đoạn đi qua các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk) và Lâm Đồng con đường uốn lượn xuyên các cánh rừng thông rất đẹp.
Đường Trường Sơn Đông qua tỉnh Lâm Đồng dài khoảng 93km, hiện đang thi công đoạn 40km từ Đam Rông đến xã Đưng K'Nớ (Lạc Dương ); tuyến đường từ cầu Suối Vàng (Đà Lạt) qua Cổng Trời, Lán Tranh đến Đưng K'Nớ đã thông xe từ năm 2016; toàn tuyến có thể được thông xe trong năm nay (2017).

Xem tiếp...

Về sông Lô-nhớ nhạc sĩ Văn Cao

song_Lo_1
Về Thanh Thủy - thượng nguồn sông Lô - nhớ cố nhạc sĩ Văn Cao
Sông Lô bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đến ngã ba Việt Trì (còn gọi là ngã ba Hạc, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), sông Lô đổ vào sông Hồng.

Sông Lô chảy ở Việt Nam dài 277 km , là một trong 5 con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy).
Sông Lô có hai phụ lưu lớn là sông Chảy, hợp lưu tại thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ và Sông Gâm, đổ vào sông Lô ở Khe Lau, tỉnh Tuyên Quang.
Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ khác là sông Phó Đáy, hợp lưu gần Việt Trì và sông Con, hợp lưu tại thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.
Cửa khẩu Thanh Thủy, nơi bắt đầu sông Lô của Việt Nam; có cột mốc 261-2; trên đường từ Hà Nội đến TX Hà Giang (cách HG 20km) có nghĩa trang Vị Xuyên; nơi an táng 1700 liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến năm 1979. Ở đầu nguồn sông Lô, dòng nước chậm chạp chảy vào lãnh thổ Việt Nam vì ở bên kia, Trung Quốc cho xây thủy điện; mùa mưa nước cũng chẳng lớn; câu ca xưa nay đã không còn đúng nữa :
song_Lo_3
Việt Bắc có con sông Lô
Mùa mưa ngập bến, mùa khô cạn dòng

Xem tiếp...

Về thượng nguồn sông Bôi đi tìm "nụ cười sơn cước"

thuong-nguon
Về thượng nguồn sông Bôi thăm ATK, đường Trường Sơn A và "nụ cười sơn cước"


1- Sông Bôi dài khoảng 127km bắt nguồn từ các dòng suối và hội lưu tại huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình. Sông Bôi chảy qua các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và đổ vào sông Hoàng Long tại Kênh Gà, tỉnh Ninh Bình sau đó sông Hoàng Long lại đưa nước vào sông Đáy tại Gián Khẩu.
Sông Bôi không lớn lắm, gần như là một dòng suối lớn và nước rất trong, nằm bên những dãy núi hiền hòa như Bình Sơn, xinh xắn như Tú Sơn; ven sông là những làng Mường cổ thấp thoáng giữa cánh đồng xanh mướt.
nui_1
Hạ Bì là xã thượng nguồn có suối khoáng Kim Bôi nổi tiếng; xưa kia nơi đây là vùng rừng thiêng núi độc rất ít người sinh sống, giao thông khó khăn, người Mường có câu :

Yêu nhau cho thịt cho xôi,
Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì

nui 4-1
2- ATK (An toàn khu) Hòa Bình

Kim Bôi có huyện lỵ là thị trấn Bo, nằm bên bờ sông Bôi, cạnh đường quốc lộ 12B nối quốc lộ 6 tại Dốc Cun và quốc lộ 21A tại Ba Hàng Đồi.
Trong kháng chiến chống Pháp, các xã Nật Sơn, Hùng Tiến, Kim Sơn, Vĩnh Tiến, Kim Tiến, Kim Bôi, Hạ Bì, Tú Sơn, Vĩnh Đồng, Kim Truy, Yên Bồng và xã Trường Sơn được cấp trên quyết định xây dựng thành an toàn khu (ATK) tỉnh Hòa Bình vì đây là địa điểm có nhiều thuận lợi về vị trí và địa hình, dễ phòng thủ.
Khu vực ATK này cấm quay phim, chụp ảnh nên cần lưu ý để tránh phiền phức.

Xem tiếp...

Lên Lang biang nhớ BS Yersin

cong-vien-da-lat
Lên cao nguyên Lang Biang - thượng nguồn sông Đồng Nai - nhớ công lao BS Yersin
1- Sông Đồng Nai dài 586km là con sông nội địa dài nhất Việt Nam; chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh.

Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang), huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng ở độ cao 1770m. Cao nguyên Lang Biang gồm nhiều đồi đỉnh tròn; có những đỉnh cao như Lâm Viên 2.167m, Bi Đúp 2.287m.

Đoạn thượng nguồn mang tên sông Đa Dâng (Đa Dung); chảy đến Đại Ninh sông hội lưu với sông Đa Nhim từ cao nguyên Lạc Dương rồi chảy xuống phía nam qua nhiều thác ghềnh.

Xem tiếp...

Về miệt vườn Cái Mơn thăm quê nhà bác học Trương Vĩnh Ký

cai-mon-4
1- Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre; là một làng quê đậm chất Nam Bộ với những con đường nhỏ hẹp chạy xuyên qua những vườn cây trĩu quả, những hàng cây cảnh và điểm bán hoa trái, cây giống hai bên đường. Cái Mơn sẽ chỉ là vùng đất không tên tuổi nếu không có những loại cây giống, trái cây độc đáo như sầu riêng hạt lép, nhãn tiêu, bưởi da xanh, bòn bon, chôm chôm tróc ....

Cũng rất ít ai biết được các loại trái cây "đặc sản" trên có nguồn gốc từ Penang, Malaysia và được Pétrus Ký chọn lọc lấy giống mang về nước trong mỗi chuyến thăm quê nhà để người dân trong vùng trồng thử..... Các loại giống nhập khẩu này đã tỏ ra thích hợp với vùng đất màu mỡ Cái Mơn, Chợ Lách, cho quả thơm ngon, giúp địa phương phát triển và đứng đầu cả nước về cây giống.
cai-mon.4
Cái Mơn nằm trên QL 57 cách Tp.Bến Tre 30km, cách TT Chợ Lách 10km, phà Đình Khao 27km, Tp.Vĩnh Long khoảng 32km, cách Tp.HCM 115km và Tp.Cần Thơ khoảng 62km theo đường qua phà Đình Khao.

Xem tiếp...

Về sông Mã thăm dấu chân nhà thơ Quang Dũng

tuong QD
Tượng đồng bán thân của Vệ Quốc Quân Quang Dũng được đặt tại Trường Tiểu học thị trấn Phùng (Trường THPT Đan Phượng cũ)

Về thượng nguồn sông Mã thăm dấu chân nhà thơ Quang Dũng - tác giả bài Tây Tiến; Đôi mắt người Sơn Tây ....

1- Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km; phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Ý nghĩa của từ "Mã" hiện có nhiều cách nhận định khác nhau nhưng chủ yếu thiên về hai cách giải thích : "Mã" là mạ, mẹ, là "cái"; sông Mã là sông Cái; hoặc "Mã" là mạ, tên loại rau có nhiều ở thượng nguồn sông này, sông Mã = Nậm Mạ = sông cây rau mạ (Nậm Rốn = sông cây lác ...)

Sông Mã có hai nguồn chính; nguồn thứ nhất là từ ngã ba Pắc Ma (Sơn La); nơi hội lưu của 2 dòng suối từ Tuần Giáo và Mường Luân (huyện Điện Biên Đông), khi đến huyện Sông Mã (Sơn La) sông chảy ngược qua đất Lào tại cửa khẩu Chiềng Khương. Nguồn thứ hai từ Sầm Nưa (Lào) vào Việt Nam tại xã Tén Tằn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Sông Mã chảy qua các huyện phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, hội lưu với sông Nậm Khoai, Nậm Lương (sông Luồng), sông Lò, sông Bưởi và sông Chu rồi đổ ra biển tại cửa chính là cửa Hới (Sầm Sơn) cùng hai cửa phụ là cửa Lèn và cửa Lạch Trường. Cầu Hàm Rồng qua sông Mã trên QL 1A rất nổi tiếng trong lịch sử.
luong_1

Xem tiếp...

Về Miệt Thứ thăm quê "Ông già nam bộ"

Son-nam

Về bán đảo Cà Mau thăm Miệt Thứ - quê "ông già Nam bộ" Sơn Nam và nhà thơ Kiên Giang.
Làng Đông Thái thuộc Miệt Thứ là quê của nhà văn Sơn Nam và cũng là quê của nhà thơ Kiên Giang - tác giả bài thơ "Hoa trắng thôi cài trên áo tím" nổi tiếng.
1-Nhà văn Sơn Nam
Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang; ông học trung học ở Cần Thơ.

* Năm 1945, ông tham gia kháng chiến giành lấy chính quyền ở địa phương, sau đó công tác ở Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam nhằm để nhắc nhớ mình là người phương Nam); sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá.

* Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống...

* Năm 1960-1961 ông bị bắt giam ở nhà tù Phú Lợi, Bình Dương do viết nhiều bài chống lại chế độ kiểm soát gắt gao báo chí của chính quyền; ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ.
nha-luu-niem
* Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Sơn Nam đã đi nhiều nơi, viết nhiều tác phẩm đặc sắc về miền Nam, được nhiều người yêu mến gọi là "ông già đi bộ’, "ông già Nam Bộ", "nhà Nam Bộ học" .....
Tuy là nhà "pho từ điển sống về Nam Bộ", là nhà "Nam Bộ học" xuất sắc nhưng ông không được mời tham gia Ban biên soạn bộ "Từ điển bách khoa Việt Nam" mà trong bộ từ điển này có rất nhiều phần nói đến các địa danh Nam Bộ..... ; là nhà văn, nhà khảo cứu nhưng Sơn Nam cũng có làm thơ, dưới đây là cảm xúc của "ông già đi bộ" về những người xa quê :
Thân không là lính thú
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
Đôi tâm hồn cô tịch
Nghe lắng sầu cô thôn

Xem tiếp...

Về Nga Sơn thăm quê nhà thơ Hữu Loan ...

Huu-Loan
Những đồi hoa sim - về Nga Sơn thăm quê nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài Màu tím hoa sim


Nga Sơn là huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, ranh 2 miền Trung và Bắc nước ta, cách thành phố Thanh Hóa chỉ 42km; có 20km bờ biển, có núi đồi và có cả tuyến QL 10 chạy qua nhưng Nga Sơn vẫn là huyện nghèo xứ Thanh. Bù lại, Nga Sơn được xem như miền cổ tích với nhiều giai thoại và danh nhân như động Bích Đào (động Từ Thức) ; nơi Mai An Tiêm tự lực khai phá miền đất hoang để trồng dưa hấu; nơi có quần thể di tích Thần Phù; là quê hương của nhạc sĩ Anh Bằng, BS Trần kim Tuyến, GS Nguyễn tiến Hưng (ĐH Harvard) và nhà thơ Nguyễn Hữu Loan. Nga Sơn có chiếu cói nổi tiếng qua câu ca :

Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông

Xem tiếp...

Đăng Nhập / Đăng Xuất