Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • hinhCu 1200
  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200

Bình Định

Dân Nẫu

Xu Nẫu

NGƯỜI BÌNH ĐỊNH TẠI SAO GỌI LÀ "DÂN NẪU"
Nguồn : Bình Định Xưa

Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan có bổn phận đưa lưu dân nghèo không sản nghiệp khai khẩn vùng đất mới từ nam đèo Cù Mông đến đèo Cả (tỉnh Phú yên bây giờ). Sau 33 năm khai phá vùng đất mới, hình thành làng mạc, năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nâng cấp phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên . Do đặc điểm của vùng đất mới còn hoang hóa, dân cư thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp Thuộc, dưới Thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như Phường, Nậu , Man.

Xem tiếp...

Giới thiệu: Tiểu thuyết lịch sử: "Nhất thống sơn hà"

Thanh

Sau khi hoàn tất xuất sắc công việc biên soạn, xuất bản và ra mắt phần I: Én Liệng Truông Mây của bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử Tây Sơn Tam Kiệt, nhà văn Vũ Thanh đã miệt mài gần hai năm dài để hoàn thành tiếp phần hai: Nhất Thống Sơn Hà mà quý độc giả đang có trong tay. Ðây là tác phẩm đồ sộ đã được tác giả nghiên cứu thật tỉ mỉ, sâu rộng và diễn dịch qua hàng ngàn tài liệu lịch sử từ Việt Nam, Tây Phương và Trung Quốc để sáng tác nên bộ tiểu thuyết lịch sử này. Một tiểu thuyết lịch sử mà phần lớn những sự kiện dựa vào chính sử, được tác giả khéo léo hư cấu thêm những tình tiết để câu chuyện thêm phần hấp dẫn và lý giải những khúc mắc trong chính sử đã không làm rõ.

Xem tiếp...

Tháp Bánh Ít, nơi phải đến một lần trong đời ...

Năm 2012 các kiến trúc sư Anh quốc xuất bản cuốn sách có tựa là "1001 công trình kiến trúc bạn phải thăm trước khi chết ". Các kiến trúc trên được tuyển chọn từ các công trình thời cổ đại, trung đại và hiện đại. Nước ta có 4 công trình kiến trúc được chọn, trong đó tháp Bánh Ít là công trình thời cổ đại duy nhất được chọn. Thế là từ nay dân BĐ có thể thỏa lòng (trước khi nhắm mắt) là ít ra mình cũng đã đến một nơi cần phải đến. Tuy rằng các công trình trên được chọn lọc bởi các chuyên gia có uy tín trong ngành kiến trúc, khảo cổ, văn hóa... nhưng nhiều người sau khi thăm cũng có chút băn khoăn " không biết có nhầm không? "
thap-banh-it
Photo : Nguyễn Trí Minh
Cách Quy Nhơn khoảng 20km, khách xuôi ngược trên con đường cái quan sẽ trông thấy ngôi tháp Chăm nổi bật trên ngọn một núi đất khá cao (177m) ở hướng đông. Gần điểm giao của QL 19 và QL 1 có một đường rẽ dẫn vào khu tháp cổ. Đi khoảng 1 km theo con dốc là thấy cổng khu di tích ngay đỉnh dốc. Trong thư mục cổ, tháp được ghi chép là Thổ sơn cổ tháp (tháp cổ trên ngọn núi đất). Ngoài ra tháp còn có tên địa phương là tháp Thị Thiện, tháp Bạt, tháp Bánh Ít. Tên gọi phổ biến nhất là tháp Bánh Ít nhưng được giải thích khá khiên cưỡng là do giống chiếc bánh ít. Người nước ngoài thì gọi tháp bằng cái tên rất ấn tượng: Tháp bạc (Silver Tower), tên này có giả thiết cho là do dịch nhầm với từ bạt của tháp Bạt.

Xem tiếp...

Ngọt ngào lời quê xứ nẫu

Phú Yên

Gềnh Đá đĩa- Phú Yên

Không biết từ bao giờ người Phú Yên – cũng như người Bình Định − được gọi là "dân xứ nẫu". "Nẫu" là một đại từ xưng hô thông dụng của người Phú Yên không chỉ có mặt trong lời ăn tiếng nói hằng ngày mà còn đi vào những câu ca dao mộc mạc, hồn nhiên trên cả một vùng đất yên bình Nam Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên). Cách gọi "dân xứ nẫu" này có thể đối với ai đó là một cách gọi xách mé, có ý chê bai, nhưng đối với chúng tôi, đó là một cách gọi chính xác, không thể chối cãi, và nhất là không có gì đáng để tự ti mặc cảm, nếu như chúng ta đứng từ góc độ ngôn ngữ và biết được phần nào cội nguồn của nó.

Xem tiếp...

Hát bội, bài chòi đầu Xuân ở Bình Định

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-02-11


Một hội bài chòi ở Bình Định

Mãi miết theo ngọn gió Xuân, những điệu hát bài chòi, hò khoan, hát bội trầm bổng, đứt quãng, ỉ ôi và khẳng khái, ẩn chất mùa Xuân của miền Trung gió cát. Nếu như bài chòi mang cảm xúc lâng lâng ngày thu hoạch mùa thì hát bội lại mở ra không gian hoài niệm và mang mang phức cảm về cái chết mặc dù tuồng tích của nó không liên quan gì đến vấn đề sinh tử. Nếu như mùa Xuân ở những miền khác mang cảm thức vận hội mới thì mùa Xuân của bài chòi, hát bội miền Trung lại mang thêm cảm thức lưu vong giữa các tuồng tích, nhấn nhá của nghệ thuật hát bội.

Xem tiếp...

Bài Học Lịch Sử Về Hòa Giải Hòa Hợp Trên Sân Khấu Bài Chòi

Câu chuyện cảm động giữa Võ Tánh và Trần Quang Diệu trong cuộc công hãm thành Quy Nhơn cách đây hơn hai trăm năm đã lần đầu tiên được đưa lên sân khấu ca kịch bài chòi bởi Đoàn dân ca kịch Bình Định.

Kịch bản thơ của Văn Trọng Hùng được viết một cách chắt chiu và sâu sắc. Đạo diễn - NSND Hoài Huệ được coi là một đạo diễn biết tìm tòi cách thể hiện sự khác biệt để không vở diễn nào giống vở diễn nào.

Dàn diễn viên của Đoàn dân ca kịch Bình Định gồm nhiều diễn viên có tài và có kinh nghiệm, họ muốn thể hiện chiều sâu tư tưởng của vở diễn bằng kỹ năng diễn viên nhuần nhuyễn của mình.


Cõi thiên đàng, Võ Tánh và Trần Quang Diệu thành đôi bạn tri kỷ
(cảnh trong vở Khúc ca bi tráng) - Ảnh: Đào Tiến Đạt

Xem tiếp...

Sáng mãi tinh thần Vua Quang Trung: "Nam quốc anh hùng chi hữu chủ"

Suốt mấy ngàn năm qua kể từ ngày dựng nước, người Việt Nam ít khi được yên ổn bởi tham vọng xâm lấn của anh bạn láng giềng khổng lồ phương Bắc. Cũng trong mấy ngàn năm giữ nước đó, tinh thần hy sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền quốc gia của người Việt Nam luôn được thể hiện một cách mạnh mẽ. Đến thế kỷ thứ 18, tinh thần đó lại thêm một lần nữa được khẳng định với anh hùng áo vải-hoàng đế Quang Trung trong chiến thắng đập tan 29 vạn quân Thanh mượn cớ giúp nhà Lê để thực hiện mưu đồ xâm lược.

Lưỡng đầu thọ địch

Vào thế kỷ thứ 18, xã hội Việt Nam lâm vào một tình thế vô cùng bi đát: Đất nước đã bị chia cắt hơn 200 năm, ở miền Bắc nhà Lê thì vẫn còn tồn tại nhưng chỉ là bù nhìn, mọi quyền hạn nằm trong tay chúa Trịnh, còn tại miền Nam thì do chúa Nguyễn cai trị. Trong bối cảnh đó, vào năm 1771, tại Bình Định-Quy Nhơn, phong trào nông dân Tây Sơn đã nổi lên dưới sự lãnh đạo của ba anh em nhà họ Nguyễn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

Nguyễn Nhạc có đầu óc cục bộ, Nguyễn Lữ thì không có chí lớn lại thiếu năng lực, còn Nguyễn Huệ lại là một người đủ đầy hùng tài thao lược, có chí muốn thống nhất non sông, có tài kinh bang tế thế. Hầu như tất cả các trận đánh lớn và mang tính quyết định của quân Tây Sơn đều do Nguyễn Huệ chỉ huy. Chính Nguyễn Huệ đã ra quân dẹp chúa Nguyễn trong Nam và tề chúa Trịnh Ngoài Bắc.

Xem tiếp...

Tây Sơn thất hổ tướng: Vị tướng diệt ác, trừ gian

Có 7 vị tướng người Bình Định đã trọn đời theo nhà Tây Sơn, được nhân dân địa phương tôn là Tây Sơn thất hổ tướng, gồm: Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết, Lý Văn Bưu, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Lộc.

Diệt cao thủ người Tàu

Võ Văn Dũng sinh tại thôn Phú Phong, H.Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là H.Tây Sơn, Bình Định) vào năm Canh Ngọ (1750) trong một gia đình khá giả. Từ thuở ấu thơ, ông đã có gia sư dạy văn lẫn võ trong nhà. Năm 20 tuổi, Võ Văn Dũng được lão trượng họ Lương ở Tuy Hòa nhận làm đệ tử. Tuy học chỉ mới một năm nhưng Võ Văn Dũng nhanh chóng tinh thông võ nghệ. Riêng biệt tài dùng đao của Võ Văn Dũng, Nguyễn Nhạc từng tán thưởng "Phá trung sơn giặc dị, thắng Văn Dũng đao nan", nghĩa là "Phá giặc trong núi thì dễ, thắng được cây đao của Văn Dũng là rất khó".


Bia Di tích từ đường Võ Văn Dũng ở thôn Phú Mỹ
Bia Di tích từ đường Võ Văn Dũng ở thôn Phú Mỹ - Ảnh: Hoàng Trọng

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Văn Hóa
Số bài viết:
28
Nguyễn Trí Dũng
Số bài viết:
3
Lịch Sử
Số bài viết:
12
Văn Học
Số bài viết:
4

Đăng Nhập / Đăng Xuất