Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • hinhCu 1200
  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200

Lịch Sử

Các Trường Trung Học Và Cao Đẳng Ở Tỉnh Bình Định Trong Thời VNCH

Thưa bạn đọc,

Trước kia tôi định viết bài “Các Trường Trung Học Và Cao Đẳng Ở Tỉnh Bình Định Trong Thời VNCH” chừng vài chục trang, để vừa đủ cho một chương sách, chương thứ 7 trong tác phẩm “Giáo Dục Và Khoa Cử” gồm 10 chương. Nhưng sau nhiều lần bổ chính, nhất là đợt bổ chính mới đây, tôi đã đem hết những hình ảnh sinh hoạt của một số Trường Trung Học mà tôi đã từng cất giữ trên dưới 60 năm qua. Vì nếu hôm nay tôi không nhân đề tài này gửi các hình ảnh Trường cũ vào bài, thì mai kia tôi lìa đời, các hình ấy cũng sẽ tan biến. Bởi thế, bài viết có đến 144 hình ảnh, và cũng bổ sung nhiều chi tiết, tăng đến 112 trang đánh máy, nên đề tài này không còn là một chương sách mà trở thành một quyển sách, và nếu layout với khổ sách thông thường 13,5x21 cm, cũng sẽ tăng lên gần 200 trang.

Xin các bạn bấm vô đây để download/đọc bài “Các Trường Trung Học Và Cao Đẳng Ở Tỉnh Bình Định Trong Thời VNCH” (dạng PDF)

Xem tiếp...

Tháp Yang Prông - thần Vĩ Đại giữa rừng xanh

Yang_Prong.4

Tháp Yang Prông - thần Vĩ Đại giữa rừng xanh (một số ảnh cũ tháp Chăm Yang Prông giữa rừng Tây Nguyên)Tháp Yang Prông (Thần Vĩ Đại) là một ngôi tháp Chăm ở xã Ea Rốk, huyện vùng sâu Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, cách thị trấn Ea Súp khoảng 15 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 km, nằm gần biên giới Việt-Miên.

Hầu hết các tháp Chăm đều được xây dựng trên đồi và ở hướng Đông không có cây cối cao gần cửa tháp để tháp đón ánh mặt trời; nhưng tháp Yang Prông lại nằm trên vùng đất bằng phẳng; khuất sâu dưới những tán cổ thụ rừng già huyện biên giới Ea Súp; đây cũng chính là ngọn tháp Chăm duy nhất được tìm thấy trên Tây Nguyên.
Theo các tài liệu khảo cổ học, tháp Yang Prông được người Chăm xây dựng từ thế kỷ XIII, dưới thời vua Chế Mân, chồng của công chúa Huyền Trân, tương ứng với triều đại nhà Trần của nước ta.

Xem tiếp...

18 năm sau cuộc chiến

bo-doi-1
Lạng Sơn 18 năm sau cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2-1979
Diễn biến cuộc chiến đấu trên mặt trận Lạng Sơn

Rạng sáng 17/2/1979, Bắc Kinh bất ngờ ồ ạt xua 600.000 quân xâm lược biên giới mở màn cho cuộc chiến 30 ngày trên địa bàn 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và kéo dài suốt 10 năm sau đó. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh đại quân khu Quảng Châu được cử làm tổng tư lệnh cuộc chiến tranh, trực tiếp chỉ huy hướng xâm lược Cao Bằng - Lạng Sơn.

Xem tiếp...

Dân Nẫu

Xu Nẫu

NGƯỜI BÌNH ĐỊNH TẠI SAO GỌI LÀ "DÂN NẪU"
Nguồn : Bình Định Xưa

Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan có bổn phận đưa lưu dân nghèo không sản nghiệp khai khẩn vùng đất mới từ nam đèo Cù Mông đến đèo Cả (tỉnh Phú yên bây giờ). Sau 33 năm khai phá vùng đất mới, hình thành làng mạc, năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nâng cấp phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên . Do đặc điểm của vùng đất mới còn hoang hóa, dân cư thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp Thuộc, dưới Thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như Phường, Nậu , Man.

Xem tiếp...

Sáng mãi tinh thần Vua Quang Trung: "Nam quốc anh hùng chi hữu chủ"

Suốt mấy ngàn năm qua kể từ ngày dựng nước, người Việt Nam ít khi được yên ổn bởi tham vọng xâm lấn của anh bạn láng giềng khổng lồ phương Bắc. Cũng trong mấy ngàn năm giữ nước đó, tinh thần hy sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền quốc gia của người Việt Nam luôn được thể hiện một cách mạnh mẽ. Đến thế kỷ thứ 18, tinh thần đó lại thêm một lần nữa được khẳng định với anh hùng áo vải-hoàng đế Quang Trung trong chiến thắng đập tan 29 vạn quân Thanh mượn cớ giúp nhà Lê để thực hiện mưu đồ xâm lược.

Lưỡng đầu thọ địch

Vào thế kỷ thứ 18, xã hội Việt Nam lâm vào một tình thế vô cùng bi đát: Đất nước đã bị chia cắt hơn 200 năm, ở miền Bắc nhà Lê thì vẫn còn tồn tại nhưng chỉ là bù nhìn, mọi quyền hạn nằm trong tay chúa Trịnh, còn tại miền Nam thì do chúa Nguyễn cai trị. Trong bối cảnh đó, vào năm 1771, tại Bình Định-Quy Nhơn, phong trào nông dân Tây Sơn đã nổi lên dưới sự lãnh đạo của ba anh em nhà họ Nguyễn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

Nguyễn Nhạc có đầu óc cục bộ, Nguyễn Lữ thì không có chí lớn lại thiếu năng lực, còn Nguyễn Huệ lại là một người đủ đầy hùng tài thao lược, có chí muốn thống nhất non sông, có tài kinh bang tế thế. Hầu như tất cả các trận đánh lớn và mang tính quyết định của quân Tây Sơn đều do Nguyễn Huệ chỉ huy. Chính Nguyễn Huệ đã ra quân dẹp chúa Nguyễn trong Nam và tề chúa Trịnh Ngoài Bắc.

Xem tiếp...

Tây Sơn thất hổ tướng: Vị tướng diệt ác, trừ gian

Có 7 vị tướng người Bình Định đã trọn đời theo nhà Tây Sơn, được nhân dân địa phương tôn là Tây Sơn thất hổ tướng, gồm: Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết, Lý Văn Bưu, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Lộc.

Diệt cao thủ người Tàu

Võ Văn Dũng sinh tại thôn Phú Phong, H.Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là H.Tây Sơn, Bình Định) vào năm Canh Ngọ (1750) trong một gia đình khá giả. Từ thuở ấu thơ, ông đã có gia sư dạy văn lẫn võ trong nhà. Năm 20 tuổi, Võ Văn Dũng được lão trượng họ Lương ở Tuy Hòa nhận làm đệ tử. Tuy học chỉ mới một năm nhưng Võ Văn Dũng nhanh chóng tinh thông võ nghệ. Riêng biệt tài dùng đao của Võ Văn Dũng, Nguyễn Nhạc từng tán thưởng "Phá trung sơn giặc dị, thắng Văn Dũng đao nan", nghĩa là "Phá giặc trong núi thì dễ, thắng được cây đao của Văn Dũng là rất khó".


Bia Di tích từ đường Võ Văn Dũng ở thôn Phú Mỹ
Bia Di tích từ đường Võ Văn Dũng ở thôn Phú Mỹ - Ảnh: Hoàng Trọng

Xem tiếp...

Nhà Tây Sơn

1 – Tình trạng xã hội:
Vào thế kỷ thứ 16, ở nước ta uy quyền của Nhà Lê không còn nữa, quyền bính nằm trong tay họ Trịnh.
Đến đầu thế kỷ thứ 17, giặc giã nổi lên nhiều nơi trong nước. Trịnh Giang chuyên quyền, giết vua Lê, lại còn tàn sát các đại thần như Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn. Họ Trịnh ăn chơi xa xỉ, khiến công quỹ thiếu hụt, sưu thuế nặng nề.
- Loạn lạc Miền Bắc: Lúc bấy giờ có Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ nổi lên tại làng Ninh Xá tỉnh Hải Dương, Vũ Trác Oanh nổi lên tại làng Mộ Trạch huyện Đường An, Hoàng Công Chất và Vũ Đình Dung ở Sơn Nam, quan quân địa phương dẹp không nổi. Đây là những tổ chức phiến loạn lớn, còn các đám giặc cỏ thì nhiều không kể xiết. Nhóm đông có tới hàng vạn người đi cướp phá từ thành thị đến thôn quê.

Xem tiếp...

Diện mạo kiến trúc Thành Hoàng Đế được phát lộ

Nhằm sưu tầm tài liệu góp phần làm cơ sở cho việc phục hồi , trùng tu, tôn tạo thành Hoàng Đế - Kinh Đô của Hoàng Đế Nguyễn Nhạc, lãnh tụ phong trào nông dân Tây Sơn, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tổng hợp Bình Định khai quật khảo cổ thành Hoàng Đế lần thứ nhất tháng 9-2004 và lần thứ hai tháng 6-2005. Với diện tích hơn 300m2 qua 2 đợt khai quật, diện mạo kiến trúc thành Hoàng Đế dã được khảo cổ học phát lộ ngày một rõ nét hơn.

Thành Hoàng Đế
Cổng chính Tử Cấm Thành - Thành Hoàng Đế
 

Xem tiếp...

Qui Nhơn Ngày Xưa

Mới đây có một bạn đọc người gởi về tấm bản đồ Qui Nhơn hồi xưa. Dù rằng tấm bản đồ được in năm 1969 nhưng ngày vẽ có thể cũ hơn vì ghi chú trường Nữ Trung Học Qui Nhơn là Trường Trung Học Tư Thục Tân Bình, có đường tên Ngô Đình Khôi vân vân.

Các bạn có thể vô mục Download (hay là vô nguồn http://www.lib.utexas.edu/maps/vietnam.html) để tải tấm bản đồ với chất lượng cao. Đây là một phần của bản đồ thu nhỏ lại:



Xem tiếp...

Thành Cũ Bình Định

Nguồn: Ðặc san QUANG TRUNG - TÂY SƠN, Xuân Bính Tý 1996

Ðây là những hình ảnh, cảnh vật và những điều chính tôi được mắt thấy tai nghe lúc thiếu thời. Vì lúc bấy giờ tôi còn nhỏ (6 đến 12 tuổi) nên rất có nhiều hạn chế, lại nữa hơn 50 năm lặng trôi với thời gian chỉ còn mang máng trong ký ức, việc trình bày có thể có nhiều thiếu sót sai lầm. Tâm ý của tôi chỉ muốn ghi lại để con cháu có thể hình dung được phần nào hình dáng một cổ thành nay đã hóa ra bình địa.


Tháng chín năm 1935, tôi được vào học trường tiểu học công lập (Ecole Primaire Complémentaire Officielle) Bình định. Vì nhà tôi gần chợ Gò Chàm cũ, cách thành Bình định hơn một cây số, nên cha tôi gởi tôi vào ở trọ trong nội thành, gần trường tiểu học.

Xem tiếp...

Đăng Nhập / Đăng Xuất