Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • DaiThinhDuong1200
  • NhaGiuXe1200
  • CD4 1200
  • hinhCu 1200

Viết về Thầy Nguyễn Phùng

Thầy Nguyễn Phùng không dạy học bất cứ một lớp nào từ đệ nhất cấp đến đệ nhị cấp.Vì Thầy nguyên là giáo viên tiểu học,không biết sau này thầy đã vào ngạch cấp bổ túc hay chưa?. Thầy được điều về làm văn phòng của trường năm nào tôi không nhớ rõ .

Riêng tôi,được học với thầy hai niên khóa :

1957-1958 : học lớp ba
1958-1959: học lớp nhì

Lý do thầy ở cùng xã với tôi, thời gian này xã chỉ mở đến lớp ba, sau năm đó mở thêm lớp nhì, vì chưa có giáo viên tốt nghiệp Sư phạm, nên thầy phải theo lớp !    và làm Hiệu trưởng luôn !

Xem tiếp...

Chuyện lớp tôi : "Vài kỷ niệm về Cô Trần Thị Đào (Vợ Thầy Tôn Thất Ngạc )

Năm học1960 -1961chúng tôi học Đệ thất 2 với Cô Đào thời gian ngắn rồi đổi  Giáo sư khác.nên cũng ít có câu chuyện đáng nhớ.Có hai

Kỷ niệm riêng ,tôi nhớ nhất.Đó là khi học bài  "Tác dụng của thủy quyển ". Không biết cô sử dụng từ địa phương hay là từ trong khoa học tự nhiên, cô viết đề bài học " Sự bồi "đấp" và mài mòn của nước đối với mặt đất". Hồi đó tôi cứ nghĩ là sự bồi "đắp" chứ sao lại bồi  "đấp " . Cho đến bây giờ tôi vẫn còn phân vân !

Cô là Giáo sư nghiêm nghị,lại vừa là vợ của Thầy Hiệu trưởng cho nên trong giờ của cô chúng tôi ít đùa nghịch. Theo tâm lý của trẻ con, lỡ vô lễ với Cô , sợ cô về  "mét"  lại với thầy Hiệu trưởng chăng !?

Xem tiếp...

Học hóa học với Thầy Vương Quốc Tấn

Lên  đệ nhị cấp tôi học Lý hóa với thầy Vương Quốc Tấn một niên khóa.

Rất nhiều kỷ niệm với thầy.Mọi kỷ niệm Quý thầy cô ở đệ nhị cấp tôi ghi riêng một tập.Rất tiếc tập này bị mối đục,nên mất hẳn ngày,giờ. Giờ chỉ còn trong trí nhớ.

Hôm ấy chúng tôi học Hóa học bài '' Phân tử và nguyên tử''. Thầy mở đầu bằng ví dụ" Tại sao từ xa ta trông thấy một đống cát toàn là màu vàng, nhưng khi lại gần chúng ta lại thấy từng hạt cát nhỏ ?" .Ngừng một lúc lâu để chúng tôi suy nghĩ.Thầy nói tiếp:'' tại vì con mắt ta tệ quá !".Chỉ bao nhiêu đó thôi, chúng tôi đã hiểu ngay phân tử là gì,nguyên tử là gì ! Cũng chừng.bao nhiêu đó thôi ,cũng đủ biết một vị Giáo sư  khả kính giỏi như thế nào .Còn  những tài ba khác,mà không ai có thể ngờ được đó là "nhà nghiên cứu âm nhạc sâu sắc".Tôi cứ tưởng Thầy chỉ thuần túy dạy Lý-hóa thôi !,Nào ngờ......Còn ''Sâu sắc như thế nào,thì nhờ Quý bậc cao minh nhận xét nhiều hơn ,tôi không giỏi về môn này

Xem tiếp...

Mười lăm phút đáng nhớ với thầy Tổng GiámThị Lương Thanh Danh

Viết về Thầy Lương Thanh Danh, cả học sinh (1960-1967),ai cũng đều biết thầy Danh qua biệt danh là Cụ Tổng giám thị Lương Thanh Danh. Bọn học trò chúng tôi gọi tắt là Cụ Tổng. Riêng lớp tôi được diễm phúc học với Thầy Danh mười lăm phút .

Hôm đó là thứ năm ngày 20 tháng 12 năm1962, hai giờ đầu là giờ Pháp Văn của thầy Đinh Hữu Nghĩa. Vào lớp xong, nhưng không biết vì sao thầy Nghĩa chưa đến. Chúng tôi bảo anh Liên toán trưởng Nguyễn Ngọc An lên văn phòng xin nghỉ. An chần chừ chưa đi,cả lớp rất ồn !  Bỗng Cụ Tổng nghe ồn đi qua và vào lớp!

Cả lớp im phăng phắc, một con muỗi kêu cũng nghe ! . Chúng tôi sợ hãi vô cùng !

Thầy Tổng hỏi anh An :

- Giờ học môn gì ?

- Dạ pháp văn ạ ! An tả lời

- Thầy đâu ? Cụ Tổng hỏi

- Dạ chưa đến. An trả lời

-Thôi được rồi !

Xem tiếp...

Học Việt Văn với Thầy Trần Quốc Sủng

Để tưởng nhớ  Thầy Trần Quốc Sủng.

Thầy Sủng,người có nước da trắng,mập mạp,đặc biệt đôi mắt thầy đen, sáng và rất đẹp,và có tính khôi hài.

Năm đệ lục( 1962-1963) thầy phụ trách môn việt văn lớp chúng tôi. Tôi còn nhớ hôm thầy giảng về Lục vân Tiên, bài trích đoạn "Vân Tiên ra tay cứu Kiều Nguyệt Nga". Sau khi giảng từng câu xong. Đến câu:

Vân Tiên nghe nói động lòng
Đáp rằng ta đã trừ dòng lâu la
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai

Thầy giảng, vì ảnh hưởng lể giáo ngày xưa, nam nữ không được gần gũi nhau ''Nam nữ thị thọ bất thân". Vân Tiên mới thốt lên câu ấy, và Thầy kết luận: "Vân Tiên là một khúc gỗ", thì kiểng đánh đổi giờ. Thầy liền bước ra khỏi cửa , vừa đi vừa nói tiếp "Vân Tiên là một khúc gỗ. . .là một khúc gỗ... là một khúc gỗ. . .là một khúc gỗ . . , thầy nói cho đến khi hết dãy lớp đệ lục mới thôi !

Xem tiếp...

Học Hán văn với Thầy Đỗ Linh

Để tưởng nhớ Thầy Đỗ Linh

Không biết các niên khóa trước, cũng như những niên khóa về sau, như thế nào không rõ. Niên khóa 1960-1961, chúng tôi vào Đệ thất thì học Hán văn với Thầy Đỗ Linh, mỗi tuần một giờ (một giờ là thời lượng dành cho mỗi bộ môn chứ không  phải đúng 60 phút).

Giờ học đầu tiên, thầy dạy chúng tôi một  trong bốn chữ "Nhân, Văn, Kim, Cổ". Thầy viết, giảng nghĩa từng chữ rất tường tận... Học chữ "Nhân" thầy viết các nghĩa của chữ "Nhân" như Nhân vị, nhân loại, nhân đạo, nhân ái vân vân... Tuần sau học đến chữ Văn, thầy viết rồi giảng nghĩa như văn chương, văn vẻ, văn là nghe, văn là con muỗi vân vân... Một niên khóa chưa chắc học hết  bốn chữ đó! Xong bốn chữ, thầy dạy chúng tôi bốn chữ tiếp" Tả,Hữu,Thủ, Túc."  Rồi năm chữ nữa " Đại,Tiểu, Ngưu, Khuyển, Lực''.

Đến năm đệ ngũ, học năm chữ "Nhật, Nguyệt, Minh, Quang, Đồng". Thầy Linh giảng: Nhật là ngày, nhật là mặt trời... Nguyệt là mặt trăng, nguyệt là tháng... như  người phụ nữ mỗi tháng có một lần, gọi là nguyệt kinh...

Xem tiếp...

Bài tập vẽ "Tình Mẫu Tử"

Để tưởng nhớ Thầy Nguyễn Văn Quang

Hai năm đệ thất và đệ lục, lớp chúng tôi hoc vẽ với thầy Phùng văn Viễn, một vị Giáo sư nghiêm nghị, rất ít khi thấy thầy cười. Sang năm đệ ngũ (1962-1963), chúng tôi học vẽ với thầy Nguyễn văn Quang, người nam,rất trẻ mới chuyển về. Thầy Quang thường cho điểm nhiều lần trong giờ vẽ. Sau khi vẽ chừng hai mươi phút, thầy băt đầu đi từng bàn và chấm điểm lần thứ nhất bằng chữ A,B,C, gần cuối giờ, thầy cho điểm lần hai, là điểm cuối cùng được ghi vào sổ điểm. Bất cứ hình ảnh vật chất, khung cảnh nào, thầy cũng khuyên chúng tôi  nên đóng khung, trước khi vẽ.

Một kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian học vẽ với thầy là giờ vẽ tự do đề tài "Tình mẫu tử"..... Ôi chao! sao mà khó thế! Cái chén, cái ly, cây bút... là những đồ vật cụ thể, xấu, đẹp như thế nào, chúng tôi có thể vẽ được. Đằng này, tình mẫu tử, trừu tượng quá!  làm thế nào vẽ được bây giờ! Chúng tôi nghĩ có lẽ thầy đánh đố minh hay sao? Nghĩ mãi,mà chưa bạn nào tìm ra hình ảnh tình mẫu tử, thì kiểng đổ hết giờ, thầy cho về nhà vẽ, chung tôi thở phào nhẹ nhõm.                                  

Xem tiếp...

Nhớ Về Thầy Đinh Văn Hiền

Thưa quý thầy cô và các bạn đồng môn.

Như trong bài viết về cô Nguyệt tôi đã thưa những kỷ niệm về trường lớp, thầy cô, bè bạn của chúng ta, đều bằng sự thật, mà sự thật thì mích lòng. Cho nên những mích lòng nhỏ nếu có xin quý thầy cô, các bạn nên xem đó là những kỷ niệm vụn vặt đáng nhớ.

Thưa quý thầy cô và các bạn.

Quỹ thời gian của thế hệ chúng ta không còn nhiều, ngoại trừ một số bạn vì chiến tranh đã ra đi vĩnh viễn, số còn lại lớn nhất cũng gần 70, số trẻ nhất như Nguyễn Bá Thắng, tuổi bà mụ hay tuổi tây anh cũng đã 62 rồi, thử hỏi thế hệ thầy cô của mình là bao nhiêu?

Xem tiếp...

Nhớ Về Cô Nguyễn Thu Nguyệt

Viết về mái trường Cường Đễ thân yêu. Tôi phải tự hào còn lưu giữ rất nhiều những kỷ niệm về trường lớp, thầy cô, bè bạn. Thời gian qua mặc dù sống bằng bản năng của loài người, nhưng càng khắc khổ và tuổi càng cao, thì những kỷ niệm là "cành cây hy vọng" để bám víu vào đó sống quãng đời còn lại.

Tôi (bản ngã) sẽ lần lượt viết từng kỷ niệm đó theo hai lối. Một là viết theo thứ tự thời gian từ 1960 – 1967. Hai là viết theo từng thầy, từng cô, gặp đâu viết đó. Đôi khi mình không nhớ ra nhưng có người kể, mình lại liên tưởng và lại nhớ kỷ niệm của mình. Thôi thì chọn theo lối viết thứ hai.

Xem tiếp...

Đăng Nhập / Đăng Xuất