Das Lied von der Erde ("The Song of the Earth") - tạm dịch là "Bài Ca Của Đất" - là một tác phẩm của nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo Gustav Mahler, viết trong hai năm 1908-1909. Được coi như là một bản giao hưởng (symphony), tác phẩm này gồm một chuổi sáu bài hát cho hai giọng tenor và alto (hay baritone) thay phiên nhau mỗi bài. Mahler viết bản giao hưởng này trong giai đoạn đau khổ nhất của cuộc đời ông, và nhừng bài hát này thể hiện những chủ đề như sự tồn tại, chia ly và cứu rỗi . Ngày nay tác phẩm này được coi như là bản giao hưởng vĩ đại nhất trong số chín bản giao hưởng của ông .
Lời của sáu bài hát trong Das Lied von der Erde Mahler lấy ý từ nhiều bài thơ Đường trong bản dịch tiếng Đức Die chinesische Flöte (1907) của Hans Bethge. Bài ca thứ nhất "Das Trinklied vom Jammer der Erde" ("The Drinking Song of Earth's Sorrow") lấy ý từ bài thơ Bi Ca Hành của Lý Thái Bạch .
Gustav Mahler & Lý Thái Bạch
Nguyên tác: Bi Ca Hành
悲歌行
悲來乎。
悲來乎。
主人有酒且莫斟。
聽我一曲悲來吟。
悲來不吟還不笑。
天下無人知我心。
君有數斗酒。
我有三尺琴。
琴鳴酒樂兩相得。
一杯不啻千鈞金。
悲來乎。
悲來乎。
天雖長。
地雖久。
金玉滿堂應不守。
富貴百年能几何。
死生一度人皆有。
孤猿坐啼墳上月。
且須一盡杯中酒。
悲來乎。
悲來乎。
鳳凰不至河無圖。
微子去之箕子奴。
漢帝不憶李將軍。
楚王放卻屈大夫。
悲來乎。
悲來乎。
秦家李斯早追悔。
虛名撥向身之外。
范子何曾愛五湖。
功成名遂身自退。
劍是一夫用。
書能知姓名。
惠施不肯干萬乘。
卜式未必窮一經。
還須黑頭取方伯。
莫謾白首為儒生。
Hán Việt:
Bi lai hồ
Bi lai hồ
Chủ nhân hữu tửu thả mạc châm
Thính ngã nhất khúc bi lai ngâm
Bi lai bất ngâm hoàn bất tiếu
Thiên hạ vô nhân tri ngã tâm
Quân hữu sổ đấu tửu
Ngã hữu tam xích cầm
Cầm minh tửu lạc lưỡng tương đắc
Nhất bôi bất thí thiên quân kim
Bi lai hồ
Bi lai hồ
Thiên tuy trường
Địa tuy cửu
Kim ngọc mãn đường ưng bất thủ
Phú quý bách niên năng kỹ hà
Tử sinh nhất độ nhân giai hữu
Cô viên tọa đề phần thượng nguyệt
Thả tu nhất tận bôi trung tửu
Bi lai hồ
Bi lai hồ
Phượng hoàng bất chí hà vô đồ
Vi Tử khứ chi Kỳ Tử nô
Hán Đế bất ức Lý tướng quân
Sở Vương phóng khước Khuất đại phu
Bi lai hồ
Bi lai hồ
Tần gia Lý Tư tảo truy hối
Hư danh bát hướng thân chi ngoại
Phạm tử hà tằng ái ngũ hồ
Danh thành công toại thân tự thoái
Kiếm thị nhất phu dụng
Thư năng tri tánh danh
Huệ thi bất khẳng cán vạn thừa
Bốc Thức vị tất cùng nhất kính
Hoàn tu hắc đầu thủ phương bá
Mạc man bạch thủ vi nho sinh.
Dịch tiếng Việt:
Sầu đến rồi
Sầu đến rồi
Chủ nhân có rượu khoan rót đã
Nghe tôi một khúc Bi Lai ngâm
Sầu đến chẳng ngâm cười chẳng nổi
Thiên hạ không ai hiểu lòng tôi
Ông có vài đấu rượu
Tôi có ba thước đàn
Đàn vang rượu sướng mình tương đắc
Một ly chẳng đổi ngàn thỏi vàng
Sầu đến rồi
Sầu đến rồi
Trời có dài
Đất có cửu
Kim ngọc đầy nhà chắc không giữ được
Phú quý trăm năm có là bao
Chết sống một phen ai cũng biết
Con vượn ngồi cô độc trên mộ phần rên rú dưới trăng
Ta nên ực một hơi cạn hết ly rượu
Sầu đến rồi
Sầu đến rồi
Phượng hoàng không đến hà đồ không hiện (i)
Vi Tử bỏ mà đi, Kỳ Tử ráng ở lì (ii)
Vua Hán không buồn nhớ công lao Lý Quảng (iii)
Sở vương đày Khuất Nguyên tử tội (iv)
Sầu đến rồi
Sầu đến rồi
Lý Tư nhà Tần đã hối tiếc (v)
Hư danh thôi bỏ ra ngoài tai
Phạm Lãi có mến gì Ngũ Hồ (vi)
Công thành danh toại thoái thân về quy ẩn
Kiếm là của anh hùng
Văn chương đem tiếng tăm cho kẻ sĩ
Huệ Thi chẳng thèm làm vương làm đế (vii)
Bốc Thức chắc gì đã cùng đường
Phải nên làm bá một phương lúc đầu còn xanh mịn
Đừng để bạc đầu làm nho sinh ngồi mỉa mai đời
Chú thích:
(i) Trong Luận Ngữ, Tử viết: Phượng điểu bất chí, hà bất xuất đồ, ngô dĩ hỷ phu!
Dịch: Khổng tử nói: Phượng hoàng không bay đến, sông Hoàng Hà không xuất hiện đồ thư, đời ta thế là hết rồi!
(ii) Vi tử khứ chi, Cơ tử vi chi nô, Tỉ Can gián nhi tử. Khổng tử viết: “Ân hữu tam nhân yên”.
Dịch: Vi tử bỏ đi. Cơ tử làm nô lệ, Tỉ Can can vua mà chết. Khổng Tử nói: “Nhà Ân có ba người nhân”.
(iii) Lý Quảng (chữ Hán: 李廣, phiên âm Wade–Giles: Li Kuang, bính âm: Li Guang, ? - 119 TCN), còn có biệt danh là Phi tướng quân (飛將軍), là một võ tướng dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, người Lũng Tây,[1] nổi tiếng là biệt tài cưỡi ngựa bắn cung. Theo ghi chép trong bộ Sử ký của Tư Mã Thiên thì Lý Quảng là con cháu của Lý Tín và là tổ tiên của các vị vua nhà Đường (theo Cựu và Tân Đường thư). Trong khoảng thời gian cầm quân của mình, Lý Quảng nhiều lần tham gia các chiến dịch chống lại bộ tộc Hung Nô ở miền bắc Trung Quốc. Năm 119 TCN, do sơ suất trong một lần ra trận giao tranh với Hung Nô nên ông hội quân trễ với các cánh quân khác và vô tình tạo điều kiện cho thiền vu Hung Nô trốn thoát, nên bị đưa ra xét xử. Do cho đó là một sự sỉ nhục, Lý Quảng đã tự sát.
(iv) Khuất Nguyên (chữ Hán: 屈原, 340 TCN - 278 TCN), tên thực Bình (平), biểu tự Nguyên[1], lại có biệt tự Linh Quân (霛均)[2], là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng thời Chiến Quốc thuộc nước Sở trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài vương. Ông học rộng, nhớ dai, giỏi về chính trị, lại có tài văn chương. Lúc đầu ông được vua yêu quý, sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại. Sở vương nghe lời gièm pha nên ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ. Ngoài tập Ly tao là tập thơ bất hủ của ông để lại, ông còn có nhiều sáng tác thơ khác như Sở từ, Thiên Vấn (Hỏi trời)...
Đến cuối đời ông bị Sở Tương Vương đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú Hoài Sa rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.
Ông cũng chính là nhân vật trong sự tích tết Đoan Ngọ (Đoan Dương). Theo truyền thuyết này, để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông, hàng năm người ta tổ chức vào ngày mồng năm tháng năm là ngày tết Đoan Dương ở Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á.
(v) Lý Tư (李斯, 284 TCN - 208 TCN) là nhà chính trị Trung Quốc cổ đại, làm đến chức thừa tướng dưới đời Tần Thủy Hoàng và Tần Nhị Thế. Ông là người có công lớn trong việc Tần Thủy Hoàng thống nhất chư hầu, đưa Trung Quốc trở thành một nước quân chủ tập quyền, thống nhất về văn tự, đo lường, tư tưởng.
(vi) Phạm Lãi (chữ Hán: 范蠡) (525 TCN - 455 TCN), biểu tự Thiếu Bá (少伯), còn gọi là Phạm Bá (范伯), Si Di Tử Bì (鸱夷子皮) hay Đào Chu Công (陶朱公), là một danh sĩ của nước Việt ở Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc, nổi tiếng thông tuệ, học thức và vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô, quốc gia trước đó nhờ vào Ngũ Tử Tư đã đánh bại nước Sở hùng mạnh.
Ông nổi tiếng như một thần đồng, từ kinh sử,văn học,đến kinh tế lẫn chính trị đều hơn người, các tác phẩm của ông như Binh pháp (兵法) và Dưỡng ngư kinh (养鱼经) đã thất lạc, chỉ còn sót lại dẫn cú trong Văn tuyển (文选). Ngoài ra ông còn tập Đào Chu công sinh ý kinh (陶朱公生意经) nói về thương mại cũng rất nổi tiếng.
(vii) Huệ Thi (惠施) (370 TCN-310 TCN) là 1 nhà triết học cổ đại Trung Quốc thuộc phái Danh gia. Ông từng làm tướng quốc cho Ngụy Huệ Thành vương và là người nổi tiếng hiểu sâu biết rộng về mọi mặt và giỏi biện luận. Được người đời tôn xưng là Huệ Tử (惠子).
Lê Khắc Tưởng
Phụ chú:
Trong bản giao hưởng Das Lied von der Erde, nguyên tác tiếng Đức lời bài hát thứ nhất "Das Trinklied vom Jammer der Erde" :
Schon winkt der Wein im gold'nen Pokale,
Doch trinkt noch nicht, erst sing' ich euch ein Lied!
Das Lied vom Kummer
Soll auflachend in die Seele euch klingen.
Wenn der Kummer naht,
Liegen wüst die Gärten der Seele,
Welkt hin und stirbt die Freude, der Gesang.
Dunkel ist das Leben, ist der Tod.
Herr dieses Hauses!
Dein Keller birgt die Fülle des goldenen Weins!
Hier, diese Laute nenn' ich mein!
Die Laute schlagen und die Gläser leeren,
Das sind die Dinge, die zusammen passen.
Ein voller Becher Weins zur rechten Zeit
Ist mehr wert, als alle Reiche dieser Erde!
Dunkel ist das Leben, ist der Tod!
Das Firmament blaut ewig und die Erde
Wird lange fest steh'n und aufblüh'n im Lenz.
Du aber, Mensch, wie lang lebst denn du?
Nicht hundert Jahre darfst du dich ergötzen
An all dem morschen Tande dieser Erde!
Seht dort hinab! Im Mondschein auf den Gräbern
Hockt eine wild-gespenstische Gestalt –
Ein Aff' ist's! Hört ihr, wie sein Heulen
Hinausgellt in den süßen Duft des Lebens!
Jetzt nehmt den Wein! Jetzt ist es Zeit, Genossen!
Leert eure gold'nen Becher zu Grund!
Dunkel ist das Leben, ist der Tod!
Bản dịch tiếng Anh: "The Drinking Song of Earth's Sorrow"
The wine beckons in golden goblets
but drink not yet; first I'll sing you a song.
The song of sorrow
shall ring laughingly in your soul.
When the sorrow comes,
blasted lie the gardens of the soul,
wither and perish joy and singing.
Dark is life, dark is death!
Master of this house,
your cellar is full of golden wine!
Here, this lute I call mine.
The lute to strike and the glasses to drain,
these things go well together.
A full goblet of wine at the right time
is worth more than all the kingdoms of this earth.
Dark is life, dark is death!
The heavens are ever blue and the Earth
shall stand sure, and blossom in the spring.
But you O man, what long life have you?
Not a hundred years may you delight
in all the rotten baubles of this earth.
See down there! In the moonlight, on the graves
squats a wild ghostly shape;
an ape it is! Hear you his howl go out
in the sweet fragrance of life.
Now! Drink the wine! Now it is time comrades.
Drain your golden goblets to the last.
Dark is life, dark is death!
"Das Trinklied vom Jammer der Erde" do Jonas Kaufmann trình bày, dàn nhạc giao hưởng Berlin Philhrmonie do Claudio Abbado điều khiển, 18.5.2011.