Bình Định

Thap_Binh_Thanh.1
1-Tháp cổ Bình Thạnh
Tháp cổ Bình Thạnh là một trong số 2 ngôi tháp cổ còn sót lại ở Tây Ninh; tháp nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; gần cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.

Đền tháp Bình Thạnh được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 8, tháp được phát hiện cùng lúc với tháp Chóp Mạt, Tân Biên, Tây Ninh vào đầu thế kỷ XX.
Thap_Binh_Thanh.2
Nền tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 5m, tháp cao 10m; được xây dựng bằng gạch với kỹ thuật tương tự như ở các đền Tháp Chăm ở miền Trung nước ta. Kỹ thuật xây dựng này vẫn là một ẩn số; chất kết dính các viên gạch được cho là dầu rái nhưng cũng chưa được đồng thuận. Các viên gạch liền khít với nhau và không bị rêu hoặc bay màu dù đã qua trải qua hàng bao thế kỷ ... Những chỗ bị đổ vỡ và được xây lại rất dễ nhận biết vì chúng nhanh chóng bị biến dạng hoặc bị phủ rêu xanh....
Thap Binh_Thanh.3
Tổng thể kiến trúc gồm ba tháp chính; hầu như toàn bộ công trình chỉ là những đống đổ nát. Ngôi tháp giữa vẫn còn nền, tuy đã có mái che nhưng còn ngổn ngang gạch đá. Tháp phía Bắc hầu như mất dạng, chỉ còn xác định được một cái nền vuông. Tháp phía Nam được trùng tu, bên trong là những gian thờ hẹp, chỉ có một bát hương và mặt tường loang lổ, dưới vương vãi phân dơi. Nay chỉ có một tượng Linga bằng đá (được làm mới) giữa tháp.
Tháp cổ Bình Thạnh nằm cách Sài Gòn khoảng 60km, theo hướng Quốc lộ 22 đi Trảng Bàng, đi tiếp đường đến cửa khẩu Mộc Bài, tới ngã ba An Thạnh rẽ trái theo đường TL 786 khoảng 10km nữa là đến.
Thap Chop_Mat.4.2
2-Tháp Chót Mạt
Tháp Chót Mạt có vị trí tại ấp Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh; trước đây, không có đường vào tháp, phải gởi xe đi bộ; từ quốc lộ rẽ vào toàn là đường ruộng; đầy bùn lầy hơn 1 cây số mới đến.
Thap chop Mat 5.2
Khu tháp được xây dựng trên một gò đất hình chữ nhật 70m x 65m theo hướng Đông - Tây; cao hơn mặt ruộng khoảng 1m, phía trước là ruộng lúa. Tháp Chót Mạt, được xây dựng bằng hai loại vật liệu chính là gạch và đá phiến; gần giống như tháp của người Chăm ở các tỉnh miền Trung. Chân tháp hình vuông, mỗi cạnh 5m, cao khoảng 10m, 4 mặt tháp xoay theo 4 hướng; mặt chính quay hướng Đông; các vách còn lại được xây hơi nhô ra ngoài, trang trí bằng các phù điêu hình người, hoa lá cách điệu và những họa tiết tinh xảo, các vỉa gạch được xếp chồng khít lên nhau hầu như không có khe hở.
Thap Cho Mat.5
Vào thời điểm được phát hiện thì một tháp đã sụp đổ và bị vùi lấp dưới đất, một tháp gần như sụp đổ chỉ còn lại bức tường phía sau (phía Tây) còn khá nguyên vẹn; một phần bức tường phía Bắc xiêu vẹo, riêng tường phía Nam gần như được làm mới hoàn toàn, chỉ sót lại mảng tường nhỏ ở giữa là phần di tích cổ xưa. Vì các mặt tường cổ xưa gần như sụp đổ hết nên các bức tượng thần được làm lại trên các mặt tường tháp cũng khá đơn điệu, tẻ nhạt ...
Bên trong lòng tháp cũng không còn lại gì – nền gạch trong lòng tháp cũng là gạch mới lát lại; khuôn viên khu tháp còn khá nhiều phiến đá; phế tích của các bệ thờ, các Yoni nhưng không có Linga nào.
Thap Chop Mat 9.2
Do đường khó đi và cũng không còn giữ được hình dạng cũ nên tháp cổ Chót Mạt ít được biết đến so với tháp cổ Bình Thạnh cũng tại Tây Ninh, nhưng đó cũng là một công trình kiến trúc, điêu khắc hiếm hoi còn lại....

Nguyễn Trí Dũng