Truyện Chưởng dịch bởi Lê Khắc Tưởng

Giang Hồ Kỳ Tình Lục - Vào núi Thanh Thành ban đêm[2]

Miếu Thành Hoàng nằm ở góc tây bắc của kinh thành, rất lớn, và cũng rất dễ tìm, bởi vì tiếng đồn thần miếu rất linh thiêng phụ trách bảo vệ thành trì, bách tính đưỢc an cư lạc nghiệp, do đó mà bốn mùa đều có hương khói không lúc nào ngơi nghỉ, Minh thái tổ lên ngôi rồi, đã từng hạ lệnh cách quan lại địa phương mỗi nơi phải tùy theo quy mô thiết lập miếu Thành Hoàng. Sau này miếu Thành Hoàng cũng dần dần biến thành nơi du khách lai vãng, lúc hai người đến miếu Thành Hoàng thì trời đã gần trưa, nhưng vẫn còn vô số người tấp nập qua lại, có thuyết thư tiên sinh, có ca xướng, có bán thuốc mãi võ, có trò chơi, có biểu diễn nghệ thuật, có chỗ bán đồ ăn vặt, có chỗ bói toán vân vân, đúng là mọi thứ trên đời. Hai người đang đi theo đám người ở đó đưa mắt nhìn quanh tìm kiếm, thình lình nghe có tiếng láo nháo từ đám người đang bu quanh phía trước, hai người bất giác đi theo dòng người đến đó, thì ra là một đám người đang diễn trò Chỉ thấy một lão già đang biểu diễn trò biến đổi khuôn mặt, trên mặt lão hiện giờ đang có một chiếc mặt nạ da dẻ trắng bệch không một chút máu, hai tay lỏng thỏng không có gì, có điều lão chỉ cần nhẹ nhàng đưa tay lên mặt kéo qua một cái, mặt lão bèn biến thành khuôn mặt bị rỗ, thêm lần nữa lại biến thành khuôn mặt vàng khè, tiếp nữa lại biến thành đỏ hồng, cứ mỗi lần lão vung tay lên, khuông mặt lại biến thành một màu khác biệt, liên tiếp biến đổi luôn mười mấy màu, thật là ly kỳ làm người ta chắc lưỡi. Dương Thông biết lãO đang biểu diễn những khuôn mặt kịch nghệ khác nhau,hồi còn nhỏ y đã từng thấy qua trong thành Bắc kinh, mỗi thứ khuôn mặt tượng trưng cho một ý nghĩa, màu đỏ biểu hiệu trung thành dũNg cảm và chính nghĩa, màu đen biểu hiệu cương chính quả cảm, màu trắng biểu hiệu đa mưu xảo trá, màu vàng biểu hiệu dũng mãn tàn bạo, màu lam biểu hiệu kiên nghị dũng cảm. Lão già biểu diễn rất linh hoạt làm cho mọi người hoan hô không ngớt, lão liên tiếp biểu diễn ba lượt đám đông mới cho lão dừng lại. LãO già biểu diễn xong, khuôn mặt vẫn còn đeo chiếc mặt nạ không có chút máu, ngồi xuống trên một cái rương lớn, bèn có mấy gã hán tử mặc áo chẽn xanh đem trà lại cho lão, hiển nhiên lão chính là chủ nhân của đám diễn trò đó.
    
Lão già biểu diễn xong, tiếp theo đó bèn có một hán tử biểu diễn tuyệt kỹ phun lữa trong miệng, gã hán tử châm lữa bó đuốc rồi bỏ vào trong miệng, rồi phun lữa ra, ngọn lữa như một con rồng bay thẳng lên trời, làm mọi người ai nấy đều vỗ tay hoan hô. Hán tử biểu die~n xong bèn có ba cô con gái ra múa kiếm với nhau, hai người đánh với một người kia, Dương Thông thấy ba người con gái đều mặc bộ đồ vải thô mà xanh, vẽ lông mi lông mày và thoa môi son, trên mặt thoa đầy phấn, che hết diện mạo gương mặt ra sao, có điều theo đường nét cũng có thể thấy được ba cô đều là những kẻ xinh đẹp. Ba cô con gái biểu diễn xong bèn đến màn huấn luyện thú vật, chỉ thấy mấy gã hán tử đem ra một con báo,một con cọp, một con ngựa và một con khỉ, con cọp và con báo đều cao lớn oai mãnh hung dữ khôn tả, đám đông trong đó không ít người run lên sợ hãi, có điều hai con thú dữ trong tay mấy gã hán tử lại rất hiền lành như mèo, mấy gã hán tử biểu diễn màn khỉ chạy trên ngựa, cọp cưỡi ngựa, báo nhảy vòng lữa, cọp nhảy vòng lữa vân vân, con khỉ còn bắt chước làm những điệu bộ như người, bắt chưỚc in hệt làm người ta bất giác cười lên ầm ầm ngặt nghẽo. Con khỉ biểu diễn xong, bèn ôm một cái khay chạy tới từng người không ngớt xin tiền, ai nấy đều vui vẻ ném tiền vào khay, mọi người cứ ngỡ diễn trò đã xong, nào ngờ một gã hán tử lại chạy ra lớn tiếng hò hét, tiếp theo đó lại tiếp tục biểu diễn. Gã hán tử lần này biểu diễn ma thuật, chỉ thấy gã ném mười mấy cái chén lên đầu mình, mấy cái chén đó nằm chỉnh tề chồng lên đầu gã, hán tử lại để vào cái chén dính vào bụng mình sau đó để cho người ta lại lấy chén xuống, nói rõ rằng nếu có người nào lấy chén ra được sẽ thưởng một đỉnh bạc, vô số người trong đám đông vội vàng nhảy ra, kết quả mấy tên trai trẻ thân thể cường tráng chẳng làm sao lấy được chén xuống khỏi người hán tử. Dương Thông biết gã đang vận nội lực hấp chén lại, nghĩ bụng nội lực gã hán tử này cũng có chút căn cơ, có thể giữ cứng chén vào người, có điều tạp kỹ hấp chén đó của gã nếu đụng phải cao thủ đệ nhất lưu trong giang hồ sẽ chẳng còn linh nghiệm gì, nhưng đã là cao thủ thì chẳng ai muốn đi phá chuyện làm ăn sinh sống của những người diễn trò.
    
Đại hán biểu diễn xong rồi, một lão già mặt đen thui tuổi chừng sáu mươi bước ra diễn trò ảo thuật,chỉ thấy lão cầm một tấm khăn màu đen chẳng có gì trong đó, lão đưa ra cho mọi người đều thấy, tiếp theo đó lão dũ mấy cái, biến tấm khăn thành ra một bông hoa tươi rói, rồi lại biến thành cái trừng gà, trái đào, đỉnh bạc, con chim bồ câu, cóc nhái mấy loại động vật nhảy nhót, Dương Thông tuy cũng thích đứng xem mấy trò chơi, có điều nghĩ đến chuyện hai người đến đây là để tìm Hạ Mẫn, do đó thúc Tống Tam Kiều hai ba lần dục lão ra khỏi đó, nhưng Tống Tam Kiều cứ đứng lì ra không chịu rời một bước, xem ra rất thích xem diễn trò, Dương Thông đành phải mặc lão. Lão già biểu diễn xong rồi bèn diễn đến thuật du già, nuốc kiếm, cắn dây cương ty, đâm thương vào cổ họng, chân bước lên đao nhọn, và mấy thứ nghạnh khí công tuyệt kỹ, dị thường đặc sắc, đặc biệt là màn biểu diễn du già phải cần công phu chân chính, một gã hán tử cầm một cây thiết bỗng bưỚc ra, gã để cho mọi người trước hết bẻ thử cây thiết bỗng mà chẳng ai có thể bẻ cong được, gã hán tử bèn cầm cây thiết bỗng trong tay từ từ uống nó cong lại thành vòng tròn, mọi người bất giác mở miệng hoan hô lên, Dương Thông thấy gã sức lực vô cùng mạnh mẽ như vậy cũng lớn tiếng khen ngợi, hán tử bẻ cong cây thiết bỗng lại rồi bèn chầm chậm vòng vào đầu mình, rồi đi xuống tay chân toàn thân rụt vào trong vòng cây thiết bỗng rồi từ đó bước ra ngoài làm như toàn thân không có chút xương cốt gì cả, mọi người lại cất tiếng hoan hô vang dội. Trò ngạnh khí công cũng làm cho mọi người hết lòng ca ngợi, một gã hán tử khác nằm trên một tấmm ván gỗ đầy những đinh nhọn, trên bụng lại bị một tảng đá chừng hai trăm cân đè xuống, một gã hán tử khác lại cầm cây trùy đập mạnh xuống tảng đá, mọi người thấy thế sợ muốn mất cả hồn vía mặt mày xanh mét, có điều chỉ thấy tảng đá bị vỡ ra làm đôi còn hán tử thì lồm cồm bò dậy chẳng sao cả.

Bởi vì họ biểu diễn quá xuất sắc, mọi người nhốn nháo ném tiền xuống đất, diễn trò xong xuôi, ba người con gái thâu thập cũng được một bao tiền lớn, có đến mười mấy hai chục lượng bạc, mọi người đang chăm chú xem gã hán tử biểu diễn trò nuốc kiếm, thình lình hai ba gã đại hán hình vóc lực lưỡng la hét xô mọi người qua một bên xông vào trong diễn trường, một gã đại hán mặt mày dữ tợn râu ria xồm xoàm hướng về đám người diễn trò hét lớn:

- Chủ gánh xiếc này là ai ?

Đám đông vừa thấy mấy gã đại hán đó lập tức sợ không dám thở ra hơi, có người đã vội vàng len lén trốn đi, lão già lúc nãy biểu diễn trò thay đổi khuôn mặt thấy mấy gã đại hán nhảy vào cũNg hiểu ra đưỢc mấy phần. Lão già vẫn còn đeo tấm mặt nạ hướng về mấy gã đại hán khom lưng làm lễ nói:

- Chính là lão hán, không biết các vị đại gia xưng hô ra sao ?

Gã đại hán râu ria cười nhạt nhìn lão già nói:

- Các ngươi diễn trò ở đây, đã hỏi qua Mã đại gia chúng ta chưa ? Nơi đây là địa bàn của Mã đại gia chúng ta đó.

Lão già nghe nói vội vàng chấp tay bái lia lịa nói:

- Lão hán mới chân ưỚt chân ráo đến nơi này, còn chưa kịp đến bái kiến ba vị đại gia và Mã đại gia, xin các vị đại gia thứ lỗi cho.

Nói rồi xoay qua một hán tử đứng sau lưng nói:

- A Hỗ, đem một nửa tiền vừa thâu được đem lại hiếu kính các vị đại gia.

Gã hán tử bèn chia một nửa số tiền vừa được thưởng ra làm đôi đem lại, lão già cầm khay tiền cung kính đưa lên gã đại hán râu rìa nói:

- Đây là số tiền được thưởng hôm nay không đủ kính ý, xin các vị vui lòng thu nạp, xin các vị đại gia nói dùm cho Mã đại gia vài câu, thưởng cho bọn lão hán được chén cơm ăn.

Gã đại hán râu rìa chẳng hề khách khí, cười nhạt nói:

- Lão đầu nhà ngươi cũng còn biết chuyện đó.

Nói rồi chụp ngay lấy bao tiền, tay trái ném qua cho gã đại hán đứng sau miệng thì nói với lão già:

- Đây là cho Mã đại gia, còn tiền chúng ta uống nước đâu ?

LãO già nghe nói thộn mặt ra ấp úng:

- Hôm nay tiền thưởng có hơi ít, bữa sau lão hán nhất định sẽ trình lên.

Gã đại hán râu rìa cười khẩy một tiếng nói:

- Chẳng cần thế, đem hết phần co`nla.i cho anh em chúng ta uống rượu là xong!

Nói rồi bèn hất tay ra hiệu, mấy gã đại hán đứng sau bèn xông lên giành lấy túi tiền một nửa còn lại. Dương Thông thấy đám người đó ngang nhiên giàng giật tiền của đám người diễn trò lập tức trong lòng phẫn nộ lên đang tính bước ra giáo huấn một phen, Tống Tam Kiều khẻ kéo tay y lại, hạ giọng nói:

- Đừng gây chuyện!

Dương Thông sực nhớ lại nhiêm vụ của mình bèn ráng dằn cơn tức lại.

Gã đại hán râu rìa lấy hết tiền rồi, lại chẳng đi đâu cả, nhìn chăm chăm vào cái mặt nạ của lão già rồi nói:

- Lão già! Gỡ cái mặt nạ xuống cho ta xem thử, đáo để là làm bằng thứ gì mà tà môn như thế.

Lão già cười vả lả nói:

- Đại gia lại cười rồi, lão hán chỉ nhờ vào cái mặt nạ này để kiếm cơm ăn, để người ta thấy là lòi đuôi ra, xin đại gia giơ tay cao đánh khẻ dùm.

Đại hán cười khẩy một tiếng nói:

- Nếu như bản đại gia muốn xem thì sao nhĩ ?

Lão già vái lạy lia lịa nói:

- Xin đại gia bớt giận, lão hán mang chiếc mặt nạ này còn có nổi khổ, là vì lão hán từ nhỏ bị mắc bệnh đậu mùa, mặt mày lở lói ghê tởm sợ người ta nhìn vào bỏ chạy, do đó mà gắn nó vào, xin đại gia bao hàm giùm.

Gã đại hán râu rìa cười nhạt nói:

- Ta cũNg muốn xem thử mặt mủi ghê tởm của ngươi ra làm sao!

Nói rồi chỉ thấy đại hán thình lình chồm người lại, thò bàn tay trái ra chụp vào trước ngực lão già, đại hán xuất thủ năm ngón tay như móc câu, vừa nhanh vừa chuẩn, hiển nhiên thân thủ bất phàm, lão già tuy đã lùi trước mấy bước, nhưng vẫn cứ bị đại hán chụp cứng chéo áo trước ngực, đại hán nhấc lão già lên như chim ưng chụp gà con, nhanh như chớp thò bàn tay trái ra chụp tới chiếc mặt nạ của lão già, lão già vụng về đưa hai tay ra che lấy trước mặt, hai chân vung vẫy trong không trung, như một con thỏ bị người ta chộp vào cổ. Mấy gã hán tử trong ban diễn trò vội vàng chạy lại khuyên lơn, lão già mặt mày đen đủi lúc nãy diễn trò với cái khăn đen cũNg bước tới cười giả lả nói:

- Vị đại gia này xin tha dùm cho, ông chủ của chúng tôi quả thật bị bệnh đậu mùa không dám phô mặt thật ra sợ bất nhã, phải nhờ các vị đại gia tha cho ông chủ chúng tôi.

Gã đại hán râu rìa nghênh mặt lên hét lớn:

- Bản đại gia muốn nhìn đó, các ngươi muốn sao ?

Mấy gã đại hán kia cũng hò hét chạy lại ngăn trở đám hán tử đang khuyên cản.

Gã đại hán râu rìa cười nhạt một tiếng, thình lình thò tay ra kéo tấm mặt nạ của lão già xuống, gã vừa kéo xong lập tức mặt mày biến sắc, hốt hoảng buông lão già xuống đất, mình thì vội vàng thoái lùi ra đằng sau mấy bước như chạy trốn ôn dịch, tấm mặt nạ cũng bị gã ném xuống đất, còn nhổ liên tiếp mấy bãi nưỚc bọt theo đó, mọi người thấy tấm mặt nạ của lão già bị kéo xuống rồi, cũng nhịn không nổi kêu lên thảng thốt. Thì ra lão già bị gã đại hán ném xuống ngồi ra đó, gương mặt bày ra xấu xí khôn tả, chỉ thấy những vết thẹo từng đường từng đường lồi lõm chỗ màu đỏ chỗ màu đen, còn có vô số mũ nhọt, làm người ta kinh tởm không sao chịu được. Lão già ngồi bệch ra đất, đưa hai tay lên vội vã che lấy gương mặt của mình, có điều đã có vô số người nhìn thấy, nhiều người thấy xong bèn lật đật rời khỏi nơi đó. Lão già mặt mày đen thủi vội vàng bước tới lượm tấm mặt nạ ga~dda.iha'n râu rìa ném xuống vừa rồi gắn lên lại gương mặt lãO già, mấy gã đại hán thấy lãO già quả thật mặt mày ghê sợ đến thế cũNg không có lòng nào lấy tấm mặt nạ xem xét, gã đại hán xua tay nói:

- Đi thôi!

Nói rồi miệng lẩm bẩm chửi thề vừa đi một nước, mọi người thấy mặt mủi lão già như vậy cũng nhốn nháo tan hàng bỏ đi. Đám người diễn trò thấy mấy gã đại hán đã bỏ đi hết rồi bèn dìu lão già ngồi dậy trên cái rưƠng gỗ lớn, những người kia thì bắt đầu thu thập đồ đạc đao côn dụng cụ chuẩn bị rời khỏi nơi đó.
    
DưƠng Thông đối với mấy gã đại hán hành động hồi nãy cảm thấy rất phẫn nộ, có điều y sợ mình mà xông ra ngăn trở sinh sự thị phi, đành chỉ ráng nén giận, y thấy mấy người kia đó đi rồi bèn nghĩ bụng:

- Đám người diễn trò này khổ nhọc làm trò cả một ngày, cuối cùng ngay cả tiền để nuốc một miếng cháo cũng không có, thật là đáng thương.

Y thấy đám hán tử diễn trò hình như đều có vẻ có vũ nghệ, vậy mà không biết tại sao chỉ lấy mắt nhìn tiền thưởng của mình bị đám đại hán du côn kia giành đi không một chút phản kháng, trong lòng suy đoán, đám người này lăn lóc giang hồ bị bọn du côn chèn ép đã quen, đành phải nhịn nhục qua ngày. Dương Thông sợ đám người này tối nay không có tiền ăn cơm và ngủ trọ, bèn bước lại trước mặt lão già mang mặt nạ, móc trong người ra một đỉnh bạc đưa cho lão và nói:

- Lão bá, chút tiền này là tại hạ thành ý, xin ngài nhận lấy dùm.

Lão già ngẩng đầu lên nhìn Dương Thông một cái, thò tay ra đón lấy vừa bái lia lịa:

- Đa tạ đại gia! Đa tạ đại gia!

Đám người diễn trò thấy Dương Thông bước lại đưa tiền cho lão già cũng ngẩng đầu lên nhìn y một cái, rồi lại tiếp tục thu dọn, ba người con gái cũng cùng thu dọn với họ thấy Dương Thông thình lình lại đưa lão già tiền cũng bất giác đứng thẳng ngưỜi dậy, một người còn đưa mặt nhìn Dương Thông mỉm cười gật gật đầu, nhưng không nói gì. Dương Thông thấy ba người con gái ánh mắt nhìn mình có vẻ kỳ quái bất giác sượng sùng, bẻn lẽn cười một cái rồi lập tức quay về chỗ Tống Tam Kiều, kéo tay lão nói:

- Thôi mình đi đi!

Tống Tam Kiều thấy Dương Thông móc ra đỉnh bạc đưa lão già, hướng về y cười nói:

- Dương công tử thật là rộng lượng! Đưa ra là năm lượng bạc, chắc là công tử trúng ý con gái ông chủ sao đó phải không ?

Dương Thông đỏ mặt nói:

- Tống tiên sinh đừng nói đùa, tôi chỉ thấy bọn họ đáng thương quá, hôm này làm được bao nhiêu đều bị đám côn đồ kia giật hết, e rằng tối nay họ không có tiền ăn, tôi mới đưa cho họ chút tiền.

Trong người y còn có hơn trăm lượng bạc của Hạ Mẫn sai người đem cho lúc ở Trường An, do đó y không hề suy nghĩ gì đến chuyện phải cho bao nhiêu.
    
Tống Tam Kiều cười nhỏ nói với y:

- Dương công tử xem kìa, con gái ông chủ người ta cứ nhìn mãi công tử đó!

Dương Thông quay đầu lại nhìn, quả nhiên thấy ba cô con gái vẫn còn đứng đó nhìn mình mỉm cười, bèn chẳng dám quay đầu lại nhìn nữa, nói với Tống Tam Kiều:

- Chúng ta cứ mãi ham xem diễn trò quên cả chuyện chính.

Tống Tam Kiều đưa tay lên miệng ngáp một tiếng nói:

- E là lão đạo sĩ kia lừa gạt mình thôi, nếu không tại sao chẳng thấy tung tích công chúa và mấy người kia!

Dương Thông nói:

- Chúng ta đã đi tìm đâu sao lại nói chẳng tìm thấy! Quẻ bói của lão đạo sĩ linh lắm đó!

Nói rồi Dương Thông bèn đi khắp nơi chung quanh miếu Thành hoàng tìm kiếm, Tống Tam Kiều thì chỉ lẫn thẫn đi theo phía sau y, bấy giờ mặt trời đã ngã về hướng tây, người ta dần dần đã ra hết khỏi miếu, mà có thấy bóng dáng gì của Hạ Mẫn đâu ? Dương Thông thấy tìm không ra Hạ Mẫn nghĩ bụng:

- E là bọn họ còn chưa đến nơi này không chừng.

Tống Tam Kiều thấy Dương Thông tìm không ra bọn Hạ Mẫn bèn cười nói với y:

- Dương công tử, tôi thấy lão đạo sĩ đó tám phần là nói ngoa, hay là chúng ta trở lại chỗ đám diễn trò kia xem mấy cô con gái của ông chủ còn đó hay không.

Dương Thông nghĩ Tống Tam Kiều cho là mình có ý gì với ba cô con gái kia bèn nghiêm nét mặt nói với lão:

- Tống tiên sinh, chúng ta cũng nên tìm nơi nào đó trú túc đi thôi!

Tống Tam Kiều cười nhỏ nói với Dương Thông:

- Sao ? Dương công tử, công tử không thấy hành tung đám diễn trò kia có gì khả nghi sao ?

Dương Thông giật nãy mình lên hỏi:

- Thế nào ? Ông nghi ngờ bọn họ không phải là người tốt sao ?

Tống Tam Kiều không trả lời vào câu hỏi, lão hạ giọng nói:

- Bọn họ rõ ràng là có vũ công, không những thế nhân số còn hơn đám côn đồ ác bá kia xa, tại sao lại cam tâm tình nguyện để người khác giật tiền ? Chuyện này có vấn đề!

Dương Thông nói:

- Bọn họ thường ngày qua lại chốn giang hồ tự nhiên là không muốn gây chuyện với đám băn đảng trong làng trong xóm.

Tống Tam Kiều cười nói:

- Mà mình trước sau gì cũng phải vào khách sạn trú túc, hay là mình cứ đi theo bọn họ.

DưƠng Thông nghe nói bèn lộ vẻ ngại ngùng:

- Không được đâu! Như vậy bọn họ sẽ cho là mình đang tính chuyện không tốt.

Tống Tam Kiều cười nói:

- Thì cứ xem một chút có gì là quan trọng!

Nói rồi quay lưng đi về lại chỗ đám diễn trò lúc nãy, Dương Thông cũng không muốn làm phật lòng lão đành phải đi theo, trong bụng thì ngấm ngầm trách lão đa sự. Đám diễn trò bấy giờ bấy giờ đã dọn dẹp xong xuôi, dưới sự hướng dẫn của lão già, kẻ thì dẫn ác thú kẻ thì gánh đồ đạc vân vân, từ từ đi theo lưng lão,ba người con gái vác cây thương đi phía sau, thấy Dương Thông và Tống Tam Kiều trở lại, không ngớt vừa đi vừa quay đầu lại nhìn Dương Thông. Tống Tam Kiều cười nhỏ nói với Dương Thông:

- Dương công tử, tôi xem con gái ông chủ tám thành là đã chấm công tử rồi đó! E là muốn tỷ võ chiêu thân đấy thôi!

Dương Thông nghiêm mặt nói với lão:

- Tống tiên sinh, chúng ta cũNg đừng nên gây chuyện nữa, tôi xem đám người đó vũ công cũng không vừa đâu.

Tống Tam Kiều cười nói:

- Lúc nãy công tử đã tặng người ta tiền bạc, tôi nghĩ chắc họ không có ác ý gì với mình đâu, với lại chúng ta cũNg phải kiếm chỗ trú túc mà! Chi bằng cứ theo bọn họ vào chung khách sạn, cũNg đở cho cô con gái người ta phải mắc bệnh tương tư.

Dương Thông thấy Tống Tam Kiều cứ đi theo đuôi mấy người đó cũng không biết làm sao đành cứ đi theo lão. Chỉ thấy đám diễn trò đi theo lão già rẻ mấy lượt qua vài con hẽm rồi đi vào một khách sạn, DưƠng Thông thấy tấm bảng hiệu treo trên cửa lớn đề bốn chữ Phúc Lai Khách Sạn, Tống Tam Kiều cũng nghênh ngang dũ tay áo đi vào, Dương Thông không có biện pháp gì cũng đành phải đi theo sau lão.
    
Lúc Dương Thông bước vào khách sạn đã thấy trong phòng ăn có mười mấy người khách đang ngồi ăn tối, khách sạn này xem ra cũng không lớn lắm, nhưng cũng không nhỏ, người ngồi ăn có kẻ ăn mặc như dân buôn bán, có kẻ ăn mặc như phu xa hoặc phu khuân vác, có kẻ ăn mặc như tiêu sư, cũng có kẻ ăn mặc như thầy thuốc qua lại trong giang hồ, còn có kẻ ăn mặc như đầu đà, làm cho Dương Thông kinh ngạc nhất là lào đạo sĩ tướng số cũNg có trong bọn, lão đạo sĩ đang ngồi một mình một bàn nhẫn nha tự rót tự uống, lão thấy Dương Thông bước vào bèn ngẩng đầu lên cười nói với y:

- Đúng là nhân sinh hà xứ bất tương phùng mà! Công tử, chúng ta lại gặp nhau nữa, đúng là có duyên! Công tử nếu như không chê trách, xin mời qua đây uống với lão đạo vài ly thế nào ?

Dương Thông thấy đã gặp lão hai lần thêm nữa trong đó không có bàn trống bèn nói:

- Như thế thật quá hay!

Y cũNg có vài chuyện muốn hỏi lão, bèn nhắm hướng lão đạo sĩ bước lại, Tống Tam Kiều bèn nói:

- Dương công tử, công tử lại đó trước, tôi đi thuê phòng rồi sẽ lại sau.

Chỉ thấy Tống Tam Kiều bước lại chỗ chưởng quỹ, nói nhỏ với gã vài câu, rồi cũng bước lại chỗ Dương Thông ngồi xuống, không lâu sau đó, điếm tiểu nhị cũNg đem cơm nước lại. Dương Thông ngấm ngầm nhìn quanh khách sạn, thấy một số người trong đám diễn trò đang ngồi gần đó ăn cơm, nhưng không thấy lão già và ba cô con gái. Lão đạo sĩ rót ra ba ly rượu hướng về Dương Thông cười nói:

- Công tử có tìm ra người công tử muốn tìm chưa ?

Dương Thông nghe vậy nghĩ thầm trong bụng:

- Lão đạo sĩ nhà ông e là lần trước nhắm mắt bói mù trúng được một lần thế thôi.

Trong bụng thì nghĩ thế nhưng không muốn làm lão cụt hứng bèn đáp:

- Chúng tôi vì có chuyện nên đến trễ không có thì giờ đi tìm kỹ càng do đó không tìm ra được người đó.

Lão đạo sĩ nghe nói vậy bèn cười nói:

- Thật ra là công tử đã thấy người đó rồi mà người đó cũNg đã thấy công tử rồi.

Dương Thông nghe nói lập tức giật bắn người lên quay qua Tống Tam Kiều hỏi:

- Tống tiên sinh, ông đã thấy rồi sao ?

Tống Tam Kiều không trả lời vào đó, lão cười nói:

- Hữu duyên thiên lý năng tương hội, vô duyên mệnh lý tầm bất lai, chuyện này nhất thiết phải cần có duyên phận, Dương công tử xin đừng gấp, rồi chuyện sẽ từ từ đến thôi, mời! Chúng ta uống một ly.

Dương Thông cũng chẳng hỏi thêm, uống rượu một hồi bèn hướng về lãO đạo sĩ hỏi:

- Thỉnh giáo lão tiên sinh danh tính ? Trụ trì ở chùa nào ?

Lão đạo sĩ cười đáp:

- Lão đạo họ Chử, một kẻ nhàn vân dã hạc, trong giang hồ bốn bể làm nhà.

Ba người ngồi trong phòng ăn uống rượu một hồi lâu mãi đến lúc đã lên đèn, không thấy lão già và ba cô con gái ra ngoài, ba người lại uống thêm mấy hồi nữa mới tự phân tán mỗi bên mỗi ngã.
    
Tống Tam Kiều và Dương Thông lên lầu, mỗi người từ vào phòng mình, Dương Thông thấy căn phòng trưng bày cực kỳ mỹ lệ, chỉ thấy trong phòng có đốt trầm hương phát ra từng trận từng trận mùi thơm dịu dàng,trên mặt đất có lót thảm, trên giường chăn chiếu đều là thứ tơ lụa mỹ miều, Dương Thông thấy căn phòng khách sạn lại hào hoa đến mức đó e rằng trú túc một đêm cũNg mất đi một lượng bạc, trong bụng không khỏi có chút tiếc rẻ. Y tuy là xuất thân con nhà phú quý nhưng đa số thời gian là lăn lộn trong chốn giang hồ ăn sương nằm gió cũng quen, bây giờ ở trong một căn phòng lị,ch sự thế này, trong người cũNg không thấy tự tại. Dương Thông vừa vào phòng là đã có người đem lại nước rửa chân, phục thị cho y vô cùng chu đáo, Dương Thông nghĩ bụng:

- Ngày mai phải nói với Tống tiên sinh đề nghị đổi căn phòng khác, nếu không e rằng tiền bạc trong người chẳng mấy ngày mà tiêu sạch.

Dương Thông rửa chân xong xuôi rồi bèn lên giường chuẩn bị đi ngủ, thình lình nghe có tiếng Tống Tam Kiều gõ cửa bên ngoài nói:

- Dương công tử, công tử đã ngủ chưa ?

Dương Thông vội vàng đứng dậy ra mở cửa hỏi:

- Tống tiên sinh, có chuyện gì vậy ?

Tống Tam Kiều cười nói:

- Dương công tử, có một người bạn cũ tìm công tử, xin mời theo tôi.

Dương Thông nghe nói giật mình sực nhớ ra nghĩ thầm:

- Ui da! Mình quên bẵng đi chuyện nhắn cho Chu đà chủ một tiếng, chắc là Chu đà chủ quan tâm bèn lại đây tìm kiếm.

Y vội vàng đi theo Tống Tam Kiều xuống lầu, thấy trong phòng khách chỉ có tiểu nhị đang quét dọn lau bàn ghế, chưởng quỹ thì đang cắm đầu tính sổ, cửa khách sạn thì đã đóng, chẳng còn có ai chung quanh, y đang cảm thấy hơi kỳ quái, Tống Tam Kiều lại đi băng băng dẫn y vào sau hậu đường,chỉ thấy sau hậu đường là một khuôn viên nhỏ, chung quanh có mấy gã đại hán ăn mặc kình trang đứng canh gác, người nào người nấy sắc mặt trang nghiêm đứng thẳng người, Dương Thông nhận ra trong đó có hai gã diễn trò sáng nay, một người biểu diễn màn thổi lữa, một gã diễn trò hấp chặt chén trong người, mấy gã đại hán cung kính đứng thẳng người chỗ đó, thấy Dương Thông và Tống Tam Kiều đi vào khuôn viên đều khom người làm lễ rất cung kính. Dương Thông thấy chung quanh giới bị sâm nghiêm, trong lòng bất giác cảm thấy nơi đây có một chút gì thần bí.


Lê Khắc Tưởng dịch