Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • hinhCu 1200
  • NhaGiuXe1200
  • CD4 1200
  • DaiThinhDuong1200

Lạc mất ngày qua

thu-cung
Photo : Tu Nguyen

Nhiều lúc tôi vẫn thường hình dung về khuôn mặt của mình ngày thơ dại, rồi tuổi niên thiếu nhiều khát khao và viễn mộng lúc còn sống cùng với ba má ở quê nhà. Nhưng hình như trí nhớ nhỏ nhoi cứ chực trêu ngươi tôi hoài. Thành ra nhớ miết, nhớ miết mà cũng tiêu tan không biết bao nhiêu mảnh vụn nhân diện mình. Tôi hối tiếc. Rồi tôi lại bắt đầu một nỗ lực mới. Thôi thì cứ để ký ức được tháo dây.

Với đời sống cũng vậy, sự thay đổi và dịch chuyển là cần thiết và dẫu sao cũng đem lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy vậy, rất nhiều, rất nhiều thứ cứ đâu phải tiện ích là tốt đẹp. Với tôi, mỗi lần lục lại trong cái nhà kho trí nhớ tồi tàn và rệu rã của mình, tôi lại nhận ra, gương mặt thời gian đã vơi đi nhiều thứ. Nếu có ai đó đem thuyết tương đối ra để nhắc tôi thay cái mới vào chỗ trống thì tôi vẫn buồn bã lắc đầu và thất vọng. Ôi chao, ngày hôm qua đã đành là quá khứ mà sao ta không giữ lại, hay ít ra cũng có một lần bâng khuâng đưa tiễn!

Xem tiếp...

Mùa xuân nói chuyện hoa mai

hoa-maiphoto : trí nguyễn
Viết để tưởng nhớ Tr.t. Quận Trưởng Hoàng Lê Cường


Ở Việt Nam, Xuân về, Tết đến là dịp muôn hoa đua nở, cậy cối hồi sinh sau một mùa Đông lạnh lẽo.Nhưng khi nói đến Tết thì ở Miền Nam không thể thiếu Hoa Mai, và ở Miền Bắc không thể thiếu Hoa Đào.Bài nầy xin nói về chuyện Hoa Mai, còn Hoa Đào xin để vào một dịp khác.

Hoa Mai ( ) chữ Tàu viết bộ Mộc ( ) bên trái và chữ Mỗi ( ) bên phải. Theo cách giải tự từ “lục thư” thì trong chữ Mỗi lại có chữ Mẫu tức là Mẹ. Hàm ý của người Hoa cho rằng cây hoa Mai là loài hoa đứng đầu trong các loài hoa. Còn người Việt thì cho rằng chữ Mai và chữ May giống nhau ở cách phát âm, nên cho rằng cây Mai là một loại cây thường đem lại nhiều may mắn. Mai có nhiều giống nên tên khoa học cũng khác nhau như: Giống Mai có tên Prunus Mume, thuộc họ Hoa Hồng (Rosaleal). Giống Mai có tên Prunus Armeniaca Lin, có họ hàng giống với cây Mơ. Và giống Mai có tên Prunus Persica Stokes, cùng họ với cây Đào.Giống Dohna Harman thuộc họ Hoàng Mai Ochnaceae. Ngoài ra còn có Mai Tứ Quý, bốn mùa đều nở hoa và Mai Chiếu Thủy, hoa chiếu xuống đất mà không hướng lên trời. Lệ Thu đã tả Mai Chiếu Thủy như sau:

Khiêm nhường đứng giữa mênh mông
buồn vui thế sự... đục, trong... cõi người
Biết mình phận chẳng thắm tươi
Li ti cánh trắng mỉm cười trao hương
Không như muôn thuở lẽ thường
Nhởn nhơ khoe sắc, hướng dương phô mình
Thăng trầm lòng vẫn lặng thinh
Thản nhiên dưới lá, dấu mình sau cây
Gương soi mặt nước hồ đầy
Bốn mùa thơm một sắc gầy thủy chung
Đơn côi quen với lạnh lùng
Nắng mưa chẳng cậy bách tùng chở che
Xốn xan nắng dội trưa hè
Bóng mình nghiêng xuống lắng nghe nỗi đời
Với ai cuối đất cùng trời
Một loài hoa... một kiếp người hóa thân.

Xem tiếp...

Sinh nhật trên Facebook

mua_dong_1
Photo : Trần Quang Kim

Đang nấu cơm chiều trong góc bếp, thấy tui đi làm về bước vào nhà, mụ vợ hỏi ngay “Có biết hôm nay là ngày gì không?” Quái! Chẳng hiểu hôm nay tự nhiên sao mụ lại hỏi ngày, hỏi tháng. Mụ có bao giờ để ý những thứ này, mặc dầu có thắc mắc tui cũng trả lời “Hôm nay thứ tư ngày ......”. Xem ra không thích câu trả lời của tui nên mụ không hỏi tiếp nhưng sự không vui hiện rõ trên gương mặt trông rất “hình sự”.

Mụ vợ tui không phải là nguời nói nhiều hay nói cho đúng rất ít nói. Tạ ơn trời đất! Nhờ vậy bây giờ hai tai tui chưa có vấn đề. Hôm nay có điều gì hơi bất thường, gương mặt mụ đăm đăm, chẳng nói chẳng rằng, tiếp tục nấu nướng. Bữa cơm chiều diễn ra trong không khí tẻ nhạt, không một tiếng động, ngoài tiếng chén đũa va chạm vào nhau. Để phá vỡ sự yên lăng, tui hỏi một vài câu vô thưởng, vô phạt nhưng chỉ nhận được những câu trả lời cho có lệ và rất miễn cưỡng nên tui cũng chẳng buồn hỏi tiếp.

Xem tiếp...

50 mùa phượng nở, nửa thế kỷ Thu qua

“Mỗi năm đến Hè...
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương ... Tạ từ là hết người ơi...” Đây là tiếng hát của cô bạn 10 tuổi tên Hương (nhà Mỹ Lệ, đường Gia Long) trong tiệc liên hoan cuối năm 1965-1966 mà tôi và các bạn Nguyễn Thị Thanh Bình, Lê Thanh Tuyến, Nguyễn Hữu Đệ, Thái Sinh Hòa, Võ Hòa và Tô Bá Tùng đã từng nghe. Không biết bây giờ bạn Hương ở đâu?


Mấy chục năm sau, chắc ai cũng đồng ý khi nghe lại bản nhạc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” này, là mình ít nhiều nhớ lại thời cắp sách. Riêng tôi, dù có hay không nghe bản nhạc này, tôi cũng nhớ cái tuổi xanh này nhiều lắm! Nó là một chương của cuốn sách đời tôi. Một cuốn sách có nhiều chương, nhưng không chương nào vui và đẹp bằng chương I (Thuở Đầu Đời) và chương II (Mùa Thu-Thời Cắp Sách).

Xem tiếp...

Mạn Đàm Văn Thơ Trên Mạng

(Đề cập đến vấn đề chữ nghĩa chúng ta còn nhầm lẫn)

Trước hết xin đề cập một chút về “mạng” mà tiếng Mỹ gọi là internet, và hiện tại được định nghĩa trên mạng là: “Một hệ thống các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới”. Mà thật vậy từ khi con người phát minh ra cái computer, thế giới chúng ta đã thay đổi rất nhiều trong hầu như mọi lãnh vực, từ y học đến khoa học kỹ thuật, từ nhân văn đến xã hội, chính trị, kinh tế, từ giáo dục học đường đến thể thao, điện ảnh, giải trí, mỹ thuật, truyền thông, giao thông và thương mại... Ngay cả chiếc computer nặng nề đầu tiên cũng đã cải tiến thành những chiếc computer nhẹ nhàng rồi đến những chiếc laptop, iphone, ipat nhỏ nhắn xinh xắn...Cuộc sống và nhịp sống của con người dường như cũng thay đổi hoàn toàn. Có thể nói đi đâu chúng ta cũng thấy cái cảnh người già đến trẻ em cầm trên tay cái ipat, iphone miệt mài trong những trò chơi trên mạng... Còn thi sĩ Bùi Giáng gọi là “Càn Khôn Đại Nã Pháp”. Internet thật muôn hình, muôn vẻ và vạn năng...Nhưng thôi, có nói cũng khôn cùng, ở đây chúng tôi chỉ xin nói về việc Mạn Đàm Văn Thơ Trên Mạng.

Xem tiếp...

Vọng Phu Thạch

Ðọc “Vọng Phu Thạch” của Vương Kiến đời nhà Ðường bên Trung Hoa:

Vọng Phu Xứ
Giang du du
Hóa vi thạch
Bất hồi đầu
Sơn đầu nhật nhật phong hòa vũ
Hành nhân quy lai thạch ứng ngữ

Nghĩa là :

Ở nơi trông chồng
Lòng sông mênh mông
Hóa thân làm đá
Ðầu không ngoảnh trông
Người đi có lại đá mong ngõ lời.

Xem tiếp...

Nhớ Bà

ruong nui

Tôi nhớ mới hôm nào đây tôi hãy còn nhắc Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 mà giờ khung lịch treo tường đã lật sang tháng 6, vậy mới thấy thời gian lúc nào cũng trôi qua nhanh quá và những ngày của tháng 6 âm lịch khi mà ngày giỗ bà ngoại tôi lại sắp cận kề, tất cả như muốn lôi kéo tôi về với những kỷ niệm ngày nào khi tôi hãy còn được sống ở bên bà. Bà ngoại tôi đã được sinh ra vào một trong những năm đầu của thế kỷ 20 và bà là một người phụ nữ thuộc thế hệ xưa luôn quên mình mà chỉ biết sống cho chồng con cháu và những người xung quanh khác.

Xem tiếp...

Trà sớm cùng tôi-24________

Sông Lại Giang
Sông Lại Giang-Photo Đình Hùng

Hàng xóm

Đất lề quê thói. Câu thành ngữ xem ra từng làm khó bao nhiêu con người nếu đã từng ít nhất một lần trong đời thay đổi chỗ ở hoặc phải sống với sự thay đổi của ai đó. Tôi đã từng là người trong cuộc của cả hai trường hợp trên.

Quê nhà. Nhà quê. Tôi có nhiều "quê" lắm, quê nội ngoại, quê đã từng sống thời niên thiếu, quê "kinh tế mới",... cứ mỗi lần di cư và sống nơi nào đó vài năm thì nơi đó thành "quê". Duy chỉ một nơi mà dù đã "sống với nhau" đã gần ba mươi năm mà sao trong thâm tâm tôi, nơi đó chưa thể thành quê. Đó là nhà tôi. À mà nghĩ vui vui một chút thì nơi tôi ở hiện tại không thành quê được vì nó là... phố. Phố thì không phải là quê! Không có những mùa màng cây trái, nhà này bưng sang nhà kia mời nhau mấy củ khoai, chục trái bắp, nải chuối sứ, nửa trái mít hay mớ đọt bầu bông bí, nắm rau mồng tơi, bồ ngót nấu bát canh giải nhiệt ngày hè. Phố, cũng ít khi nhà này sang nhà kia xin tạm trái ớt, tép hành, chén mắm, muỗng muối những khi "xớ lở". Phố không có những buổi chiều oang oang đầu ngõ giọng các bà, các mẹ "réo" con cháu về ăn cơm. Không có những bà mẹ, cô chị bồng bế em bé sang nhà hàng xóm vừa đút cơm vừa tám đủ chuyện trên trời dưới đất. Phố cũng đâu "mấy khi" nhà này mời nhà kia ăn giỗ, mấy khi mời nhau ly trà nóng buổi sớm mai. Cũng có cây xanh, sân vườn. Cũng có tiếng chim hót líu lo nhưng cổng thường cao, tường rào thường kín.
Gần ba mươi năm ở phố mà móng chân mình chưa phai váng phèn. Cái tâm thức quê kiểng ẩn núp đâu đó hễ có dịp là ra mặt, là dỗi hờn, là hoài nhớ trước sau.

Xem tiếp...

Ôi! Cường Để

Cô Lê Thị Chân Tú

Mười một giờ đêm nhận điện thoại của anh Lê Đại Đồng từ Texas. Có điều ngạc nhiên là từ nơi xa xôi ấy, cách Việt Nam hàng vạn dặm lại có một Ban Đại Diện Gia Đình CHS Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, trong khí ấy, qua từng ấy năm, chúng tôi ở Việt Nam không liên lạc được gì với nhau.

Không hiểu sao tôi nằm thao thức mãi không ngủ được. Bật dậy ra khỏi gường, mở tủ sách, lục từ xấp giấy tờ cũ một cuốn học bạ, màu giấy đã phai, nét chữ và khuôn dấu đã nhòe:

Học Bạ Bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp
Họ và tên học sinh: Lê Thị Chân Tú
Trường: Trung Học Cường Để.

Xem tiếp...

Chút tâm tình của một nhà giáo cao niên

Thầy Đinh Thành Bài

Em D,

Sau hơn 1 tháng ở miền Nam Cali, và dự Đại Hội Cựu Học Sinh Các Trường Trung Học Qui Nhơn cũ thật xúc động và vui nhộn, vừa về đến Bắc Cali thầy nhận được ngay của em mấy trang thư và tập san Cường Để 1998. Thầy vội vàng đọc thư em và ngấu nghiếng đọc nửa cuốn tập san trước khi ngủ.

Sau khi điện thoại với em và được biết còn kịp thì giờ, thầy viết bức thư này cho em như một tài liệu có thể dùng, góp vào tập san số hai, năm 1999. Với thầy, một cụ già 77 tuổi, tai điếc 50%, đang chờ hearing aid, trí não không còn là cái máy như thuở hoa niên vì đã một lần đứng trước mặt cô Bạch Liên mà hỏi cô Bạch Yến về người chị bây giờ ra sao, thật khó mà viết được một trang hồi ký với sự kiện rõ ràng. Vậy xin cho phép thầy kể chuyện lung tung, nhớ đâu nói đấy, miễn sao vui là được phải không em?

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Hình Đặc Biệt
Số bài viết:
4
Ngô Văn Tỏ
Số bài viết:
9
Nguyễn Trí Mẫn
Số bài viết:
13
Ngọc Dung
Số bài viết:
2
Nguyễn Trường Lưu
Số bài viết:
2
Lê Khắc Tưởng
Số bài viết:
4
Nguyễn Sĩ Hạnh
Số bài viết:
18
Khổng Xuân Hiền
Số bài viết:
23
Hạnh Nhân
Số bài viết:
6
Võ Như Vũ
Số bài viết:
1
1. Nhiều Tác Giả
Số bài viết:
76
Phạm Hữu Bình
Số bài viết:
3
Nguyễn Mỹ Nữ
Số bài viết:
9
Nguyễn Trác Hiếu
Số bài viết:
14
Phạm Thiên Thu
Số bài viết:
11
Nguyễn Kim Tiến
Số bài viết:
62
Nguyễn Mạnh An Dân
Số bài viết:
9
Phan Minh Chính
Số bài viết:
7
Lê Huy
Số bài viết:
22
Nguyễn Trí Minh
Số bài viết:
11
Trần Quang Khanh
Số bài viết:
1
Võ Phiến
Số bài viết:
1
Phạm Duy Tuấn
Số bài viết:
1
Trần Đông Oanh
Số bài viết:
2
Nguyễn Lệnh
Số bài viết:
1
Nguyễn Thị Tê Hát
Số bài viết:
5
Ngô Thành Hùng
Số bài viết:
6
Ngô Lạp
Số bài viết:
7
Nguyễn Hoàng Minh
Số bài viết:
1
Nguyễn Gia Thiện
Số bài viết:
1
Lê Quang Mỹ
Số bài viết:
4
Đỗ Ngọc Hoánh
Số bài viết:
3
Nguyễn Quang Quân
Số bài viết:
5
Hồ Sĩ Đình
Số bài viết:
6
Xuân Phong
Số bài viết:
12
Nguyễn Quốc Tuyên
Số bài viết:
17
Hà Xưa
Số bài viết:
3
Mai Xuân Vỹ
Số bài viết:
13
Huỳnh Kim Bửu
Số bài viết:
7
Bùi Đăng Khoa
Số bài viết:
6
Thanh Quí
Số bài viết:
15
Lê Khánh Luận
Số bài viết:
5
Đào Thanh Hòa
Số bài viết:
1
Huyền Nhung
Số bài viết:
2
Thanh Nguyên
Số bài viết:
2
Trần Dzạ Lữ
Số bài viết:
6
Hồ Ngạc Ngữ
Số bài viết:
3
Vũ Ngọc Toàn
Số bài viết:
3
Nguyên Thùy
Số bài viết:
4
Ngô Tấn Bình
Số bài viết:
9
Trần Mộng Tú
Số bài viết:
3
Tôn Thất Quyến
Số bài viết:
4
Từ Nguyễn
Số bài viết:
2
Nguyễn Văn Thịnh
Số bài viết:
1
Bùi Diệp
Số bài viết:
7
Trần Quang Kim
Số bài viết:
4

Đăng Nhập / Đăng Xuất