Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • NhaGiuXe1200
  • CD4 1200
  • DaiThinhDuong1200
  • hinhCu 1200

Hoài Niệm


Đại Thính Đường - Trung  Học Cường Để (ảnh từ trang FB của Nguyễn Chí Hoài Sơn)

Kính cẩn, nghiên mình, biết ơn những bậc Cô, Thầy đã đi qua đời tôi.

Lớn lên, đi học và sống tại Qui Nhơn tôi bây giờ là U 80, nên bạn bè, ai ở Qui Nhơn có thể cùng chung một hoài niệm.

- Lớp nhì Mai Xuân Thưởng trường nằm ở chợ. Cô Nguyễn Khoa Diệu Trân xinh đẹp, tôi không muốn lên lớp.

- Lớp nhất, thầy Đồng, bắt học trò học thuộc lòng, kể luôn văn xuôi.

Cảm ơn thầy, con vẫn còn nhớ, thỉnh thoảng vẫn còn mang ra để tán gái, hì hì.

Xem tiếp...

Quê hương tôi xứ dân Hời


Tháp Bánh Ít - Bình Định

Quê tôi, một miền quê thuần nông, nghèo nhưng không đến nỗi đói, nằm cạnh sông Kôn, con sông lớn nhất tỉnh Bình Định chảy qua kinh thành Đồ Bàn với rất nhiều huyền thoại.

Từ hiên nhà nhìn ra, sáng chiều và ngay cả trong những đêm tối trời, tôi vẫn thấy tháp Bánh Ít ở trước mặt, như hai búp măng non mọc lên từ lòng đất.

Xem tiếp...

Ký ức tuổi học trò

“Xin gửi đến các bạn những dòng thơ tôi viết lúc còn ở cái tuổi ngây ngô để nhớ lại một thời!”

TranTriNang2016
Trần Trí Năng - 2016

Sáng nay khí trời ở Washington DC se sẻ lạnh. Mặt trời cũng vừa nhú lên, làm con phố ấm lại được phần nào. Tôi chạy bộ về hướng White House, ngang qua Washington Monument và vòng lại Capitol Building. Vài đám mây lãng đãng trôi trong bầu trời xanh thẳm trông giống như những dải lụa mượt mà bay phất phơ dưới ánh nắng vàng hoe. Trên đường tôi bắt gặp  những cháu bé tụm năm, tụm bảy nói chuyện ví von ở bến xe buýt hay trước cổng trường như những chú chim  đang ca khúc nhạc chào mừng buổi sáng đẹp trời đang về. Tuổi trẻ sao hồn nhiên và dễ thương quá! “Ước gì mình có thể sống lại được thời bé dại như chúng!”, một cảm nghĩ nhẹ nhàng dâng lên trong đầu khiến tôi mỉm cười thoải mái! Lúc này, tôi nhớ  thật nhiều về những năm tháng học trò của mình mà hình như  tôi đã  quên bẵng đi trong  cuộc sống tất bật với công việc mưu sinh hàng ngày. Một nỗi nhớ cồn cào, quay quắt! Thời gian không đợi ai; càng lúc tuổi đời càng chồng chất. Tôi cũng đang lom khom bước qua ngưỡng cửa bảy mươi rồi! Tôi muốn “hồi hướng” tìm về tuổi học trò thuở xa xưa của mình! Để trở về vũng đời hồn nhiên, vui tươi và trong sáng! Để tìm lại “hạnh phúc tôi”. Hạnh phúc của một thời trong tình nghĩa đầm ấm, mặn mòi!Đã sống và lớn lên trong thành phố Qui Nhơn tỉnh lẻ.

Xem tiếp...

Cường Để 50 Năm Ngày Vào Trường

Một vài cảm nghĩ về ngày “ Kỉ niệm 50 năm ngày vào Trường Cường Đễ Qui Nhơn” tổ chức 5-8-2016 tại QN

50NamVaoTruong

Tôi đã nói với các bạn đừng quan tâm đến con số 50, vì có một số người vào trường một vài năm trong liên khóa 1966-1973. Với tôi đó chỉ là một cái cớ.Thông thường kỉ niệm cho ngày tốt nghiệp, cho ngày ra trường chứ ai kỉ niệm ngày vào trường, vả lại chúng ta đã làm kỉ niệm 20 năm ngày vào trường đâu, 30, 40 năm cũng không, hà cớ gì kỉ niệm 50 năm, nhưng tôi cho đây là một sáng kiến hay, một ý đẹp và kịp thời. Hay, vì nhờ thế bạn bè mới mặt gặp mặt, tay bắt tay, gặp lần đầu một số bạn và thầy cô hơn 40 năm không biết ở đâu .Đẹp, bởi tự dưng khơi lại những kỉ niệm nằm tận đáy lòng, như cùng nhắc nhớ một bóng hồng Trường Nữ hay những tà áo trắng Trinh Vương… và kịp thời vì để kỉ niệm 60 năm, có lẽ một nửa số ngồi đây không có mặt, không có mặt có thể vì bệnh tật già yếu không đi được cũng có thể họ đã đi về “ phương trời miên viễn chiêm bao “. Nhìn bạn bè cụng ly, cười nói, cả một không gian ấm áp tình người và đầy sức sống, ai dám nói họ đã qua tuổi 60.Tôi nhớ bài “Tình già “ của Phan Khôi:

Xem tiếp...

Lan Man Về Cường Để

Nhân dịp cựu học sinh Cường Đễ LK 66-73 tổ chức họp mặt Kỷ niệm 45 năm,ngày ra trường 8-7-2018 tôi đăng lại bài đã viết 2016 cho cuộc họp mặt 50 năm ngày vào trường của LK tổ chức 5-8-2016 tại Quy Nhơn. Trần Phi Hùng.



Thế hệ chúng tôi sinh bất phùng thời. Sớm hơn một tí sướng hơn. Trễ hơn một tí dễ thích ứng hơn. Khi mùa hè Quãng Trị đỏ lửa, học sinh chúng tôi đã nóng lên .Học và học,học là trên hết, rớt Tú tài phải đi lính. Ai trong túi cũng có Thẻ động viên tại chỗ, nếu đậu được thêm mấy chữ :” Hoãn dịch vì học vấn” còn không, cái chắc là đến quân trường, Chúng tôi học ngày học đêm, thiếu ngủ nhưng không dám ngủ, muốn thức dù uống coffee cũng chẳng ăn thua,Tôi có 1 tấm bảng dài gần 3m, khi buồn ngủ phải đi tắm rồi cầm cục phấn trắng đứng trước bảng. Tương lai chúng tôi là Tú tài hai, thời đó rớt Tú tài 1 đi trung sĩ, rớt Tú tái 2 đi chuẩn úy, có Tú tài 2 đi lính cũng đươc Võ bị Đà Lạt, nếu muốn vào Đại học ghi danh không được trường này thì cũng được trường kia.Rồi sự kiện 30_4 đến, chúng tôi như những con chim chưa đủ lông cánh phải bay vào đời, mà đời thì đầy đắng cay .

Xem tiếp...

Đến Như Vậy Đi Như Vậy

Đã lâu rồi tôi không còn tu học thường trú trong thiền viện nữa. Nhưng thỉnh thoảng vẫn ghi danh một vài khóa tu ngắn hạn ở những thiền viện mà mình đã từng tham gia.



Có lần đi dự khóa tu học một tuần ở San Francisco Zen Center. Tình cờ đó cũng là lúc mà thiền viện đang chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Roshi (Thầy) Shunryu Suzuki. Không khí ở thiền viện lúc nào cũng trang nghiêm, chậm rãi, im ắng, nhưng tuần đó lại rất nhộn nhịp, lễ hội.

Xem tiếp...

Một Thời Tuổi Thơ

Mến thương tặng những bạn bè của tôi và những người em nhỏ ở quê hương Đập-Đá – An-Nhơn – Bình-Định.

XÓM ĐẬP CỦA TÔI



Sau khi Tây giã “Mọt Chê” từ đèo An-Khê xuống Đồng-Phó, ba tôi đã đưa gia đình xuống ở nhờ nhà Ngoại tại xóm Đập. Lúc đó tôi chưa sinh ra. Khi tôi 5,6 tuổi mới biết xóm Đập nghèo lắm. Độ mươi cái nóc nhà, quây quần hai bên con mương được nối liền bằng cái cống nên còn gọi là xóm Cống.

Xem tiếp...

Lan Man Niềm Nhớ

Lâu lâu về quê gặp lại năm ba người bạn cũ, hay tình cờ ở đâu đó, chúng ta hay nhắc lại những kỷ niệm của thời thơ ấu. Những lúc này tâm trí của chúng ta quả đúng thật là lan man!

Tôi không thể nhớ được hết những thầy, cô và các bạn bè cùng lớp từ Tiểu-Học cho đến Tú-Tài. Nhưng tất cả các thầy cô, trường học và bạn bè tôi đều yêu quý và mãi nằm ở trong ký ức tôi.

XÓM ĐẬP

Ông Nội tôi gốc Ba Tàu, chạy đói qua VN trú ngụ tại Đồng-Phó, thuộc hữu giang sông Côn, Tây-Sơn. Sau khi ông Nội mất, Tây nó kéo lính chiếm An-Khê rồi đặt Mọt Chê (Pháo; Canon) tại đèo “giã” xuống Đồng-Phó. Ba tôi phải bầu cọ gia đình chạy xuống tá túc nhà Ngoại tại xóm Đập, Đập-Đá, An-Nhơn, Bình-Định. Rồi sau đó tôi được sinh ra ở đây. Song sinh, nhưng mẹ bị bệnh không có sữa, em trai tôi bị mất. Thời nầy chúng tôi đang sống với Việt-Minh. Xóm Đập chúng tôi rất nghèo. Nhưng, với sự cần cù thương yêu của ba, hiền hòa của hàng xóm và tiếng đập chảy hằng đêm êm đềm ru tôi vào giấc ngủ. Cứ vậy mà tôi khôn lớn.

Đập Đá
Đập Đá

Xem tiếp...

Mạn Đàm Văn Thơ Trên Mạng

(Đề cập đến vấn đề chữ nghĩa chúng ta còn nhầm lẫn)

Trước hết xin đề cập một chút về “mạng” mà tiếng Mỹ gọi là internet, và hiện tại được định nghĩa trên mạng là: “Một hệ thống các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới”. Mà thật vậy từ khi con người phát minh ra cái computer, thế giới chúng ta đã thay đổi rất nhiều trong hầu như mọi lãnh vực, từ y học đến khoa học kỹ thuật, từ nhân văn đến xã hội, chính trị, kinh tế, từ giáo dục học đường đến thể thao, điện ảnh, giải trí, mỹ thuật, truyền thông, giao thông và thương mại... Ngay cả chiếc computer nặng nề đầu tiên cũng đã cải tiến thành những chiếc computer nhẹ nhàng rồi đến những chiếc laptop, iphone, ipat nhỏ nhắn xinh xắn...Cuộc sống và nhịp sống của con người dường như cũng thay đổi hoàn toàn. Có thể nói đi đâu chúng ta cũng thấy cái cảnh người già đến trẻ em cầm trên tay cái ipat, iphone miệt mài trong những trò chơi trên mạng... Còn thi sĩ Bùi Giáng gọi là “Càn Khôn Đại Nã Pháp”. Internet thật muôn hình, muôn vẻ và vạn năng...Nhưng thôi, có nói cũng khôn cùng, ở đây chúng tôi chỉ xin nói về việc Mạn Đàm Văn Thơ Trên Mạng.

Xem tiếp...

Vọng Phu Thạch

Ðọc “Vọng Phu Thạch” của Vương Kiến đời nhà Ðường bên Trung Hoa:

Vọng Phu Xứ
Giang du du
Hóa vi thạch
Bất hồi đầu
Sơn đầu nhật nhật phong hòa vũ
Hành nhân quy lai thạch ứng ngữ

Nghĩa là :

Ở nơi trông chồng
Lòng sông mênh mông
Hóa thân làm đá
Ðầu không ngoảnh trông
Người đi có lại đá mong ngõ lời.

Xem tiếp...

Đăng Nhập / Đăng Xuất